4 món đồ trong nhà là "hố đen" hút bẩn, nhà nào cũng dùng hàng ngày, có thứ còn bẩn hơn cả bồn cầu

Kim Phụng, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 19:03 02/05/2025
Chia sẻ

Mỗi người có thói quen khác nhau khi dọn dẹp nhà cửa. Nhưng ngay cả khi bạn dọn dẹp mỗi ngày, vẫn không thể tránh khỏi việc bỏ sót một số chi tiết.

Một số vật dụng trong nhà có thể trông sạch sẽ nhưng thực chất lại bẩn hơn bạn nghĩ rất nhiều!

1. Miếng bọt biển rửa bát đĩa

Miếng bọt biển rửa bát được làm từ xốp với các thành phần như polyester, polyurethane hoặc cellulose. Do kết cấu xốp nên các cặn thức ăn từ bát đĩa, bồn rửa, thớt,... có thể dễ dàng "bám lại" bên trong mà bạn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Kết hợp với môi trường ẩm ướt, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và phát triển, theo thời gian có thể gây bệnh cho mọi người.

4 món đồ trong nhà là "hố đen" hút bẩn, nhà nào cũng dùng hàng ngày, có thứ còn bẩn hơn cả bồn cầu- Ảnh 1.

Ảnh: Reach life

Bạn có biết, miếng bọt biển rửa chén bát có thể là một trong những đồ dùng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà, thậm chí là số lượng vi khuẩn trên miếng bọt biển này có thể nhiều hơn cả bồn cầu? Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra rằng, có thể có tới 362 loại vi khuẩn trên một miếng bọt biển rửa chén đã được sử dụng trong thời gian dài, với số lượng vi khuẩn lên tới 54 tỷ trên một cm khối. Trong số đó, Salmonella và Enterobacter cloacae là những loài vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc nghiêm trọng.

Tốt nhất, hãy cố gắng thay miếng rửa bát sau mỗi 1 - 2 tuần.

2. Cây lau nhà

Nhiều người có thói quen để bộ lau nhà trong nhà tắm sau khi sử dụng sau. Điều này vô tình khiến vi khuẩn, nấm mốc có đủ điều kiện để phát triển trên miếng bông, vải lau nhà (đầu chổi lau nhà). Lần tiếp theo sử dụng, bạn có thể nghĩ mình đang làm sạch nhà nhưng thực tế lại đang đem vi khuẩn và nấm mốc "reo rắc" tới khắp mọi ngách trong nhà.

4 món đồ trong nhà là "hố đen" hút bẩn, nhà nào cũng dùng hàng ngày, có thứ còn bẩn hơn cả bồn cầu- Ảnh 2.

Ảnh: The Paper

Thêm vào đó, nếu bạn không có thói quen lau nhà thường xuyên, việc cây lau nhà để nguyên một chỗ trong thời gian dài sẽ tạo thành môi trường kỵ khí, cho phép các vi sinh vật thực hiện quá trình trao đổi chất kỵ khí và sản sinh ra các chất chuyển hóa có mùi đặc biệt như lưu huỳnh clorua và amoniac. Đôi khi sau khi lau sàn, cả ngôi nhà có mùi tanh hôi, và rất có thể đây chính là nguyên nhân.

Do đó, sau mỗi lần lau nhà, hãy giặt sạch đầu chổi lau nhà với nước ấm có pha thêm chất tẩy rửa và phơi khô ở nơi thoáng gió, thay vì những nơi ẩm ướt như phòng tắm.

3. Thảm trải sàn

Thảm trải sàn nhìn thì đẹp mắt nhưng lại là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn, chất bẩn, thậm chí là cả côn trùng như bọ rệp, ve. Đặc biệt là với những loại thảm bằng lông sợi dài hay gia đình nuôi thú cưng; thảm ở phòng khách, thảm trải khu vực nấu ăn mà không thường xuyên giặt, hút bụi vệ sinh thảm.

4 món đồ trong nhà là "hố đen" hút bẩn, nhà nào cũng dùng hàng ngày, có thứ còn bẩn hơn cả bồn cầu- Ảnh 3.

Ảnh: health.gvm

Mạt bụi, tế bào chết, lông thú cưng, tóc người hay bất cứ thứ gì "tích tụ" trong thảm khi tiếp xúc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp cho các thành viên trong gia đình. Trong đó, mạt bụi còn là nguyên nhân quan trọng gây ra các bệnh dị ứng như hen suyễn dị ứng, viêm mũi dị ứng và bệnh chàm.

4. Điện thoại di động

Là món đồ luôn được mang theo bên mình, điện thoại di động chắc chắn là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến nhất hàng ngày. Điện thoại di động rất cần thiết cho việc giải trí, giao tiếp, làm việc và mua sắm, nhưng chúng cũng chứa rất nhiều vi khuẩn. Nhất là với những người có thói quen sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh.

4 món đồ trong nhà là "hố đen" hút bẩn, nhà nào cũng dùng hàng ngày, có thứ còn bẩn hơn cả bồn cầu- Ảnh 4.

Ảnh: Sohu

Theo một nghiên cứu của Đại học Arizona, Hoa Kỳ vào năm 2022, một chiếc điện thoại di động có thể chứa tới hơn 17.000 loại vi khuẩn. Ở mức độ này, nó bẩn hơn gấp 10 lần so với hầu hết các bồn cầu trong nhà vệ sinh.

Các vi khuẩn được tìm thấy trên chiếc điện thoại có thể là Escherichia coli (E. coli), một loại vi khuẩn có mặt trong phân và có thể gây ra các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng. Hoặc các vi khuẩn khác như Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis và Pseudomonas.

Nguồn: Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày