Nhiệt độ bình thường của ngăn mát trong tủ lạnh sẽ dao động khoảng 5 - 8 độ, còn trong tủ đá sẽ là âm 18 độ. Với mức nhiệt độ này, thực phẩm sẽ được bảo quản tốt và tiết kiệm điện năng sử dụng hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại không chú ý giữ đúng nhiệt độ tủ lạnh khi sử dụng nên dễ làm thực phẩm cất trong tủ bị ôi thiu, hư hỏng và biến chất sớm.
Bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm được khuyến cáo không nên cho vào tủ lạnh vì rất dễ làm sản sinh chất gây ung thư aflatoxin (độc tố gây ung thư). Nếu một người bị ngộ độc aflatoxin thì người đó có thể gặp phải các triệu chứng như khó chịu ở dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Trong đó thì cơ quan chịu tổn thương nhất chính là gan.
Gan là cơ quan giải độc của cơ thể, nếu gan bị tổn thương sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, tồn đọng độc tố bên trong và dễ tạo cơ hội phát triển thành viêm gan B, ung thư gan...
Có 4 loại thực phẩm KHÔNG NÊN để vào tủ lạnh vì dễ sinh độc tố aflatoxin, gây hại cho gan. Bạn cần chú ý để tránh phạm phải sai lầm này!
Quế hồi thảo quả vốn là những loại gia vị có mùi hương nồng đặc trưng để làm món nước dùng. Thêm nữa, ăn loại gia vị này vào mùa đông còn có tác dụng giữ ấm cơ thể, bồi bổ sức khỏe.
Nhiều người thú nhận họ thường cất quế hồi thảo quả trong tủ lạnh để bảo quản, sử dụng được lâu. Thế nhưng, loại gia vị này lại không thích hợp để cất trữ trong tủ lạnh. Do môi trường tủ lạnh tương đối ẩm mà loại gia vị này lại thuộc tính khô. Việc cất trong môi trường ẩm ướt như tủ lạnh có thể sản sinh ra độc tố aflatoxin gây hại gan.
Lý do tại sao trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới sợ nhiệt độ thấp có liên quan đến vùng trồng trọt và khí hậu của chúng. Nhìn chung, trái cây nhiệt đới được trồng ở những vùng ấm áp, đặc biệt là vào mùa hè, ít chịu được nhiệt độ thấp hơn so với trái cây được trồng ở vùng khí hậu mát mẻ và vào mùa thu.
Các loại trái cây nhiệt đới phổ biến chủ yếu bao gồm chuối, vải thiều, sầu riêng… Những loại quả này sau khi cho vào tủ lạnh không những không giữ được độ tươi mà còn đẩy nhanh tốc độ hư hỏng. Theo thời gian, vi khuẩn sẽ sinh sôi và sản sinh aflatoxin, có hại cho cơ thể.
Nhiều người thích ăn mì nấu nhưng cũng gặp phải tình trạng ăn không hết nên chọn cách cất mì thừa vào ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, mì khi đã nấu ra thì cần được ăn hết ngay, nhất là mì tươi. Việc để quên trong tủ lạnh từ 2 ngày trở lên đã làm mì bị biến chất, ăn vào rất hại cho cơ thể.
Dưa chua là món không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng từ lâu nó đã được khuyến cáo không phù hợp để lâu trong tủ lạnh. Trong quá trình ngâm chua, sản phẩm này cũng có thể sản sinh ra chất nitrit, nếu được làm không đúng quy trình sẽ làm vi khuẩn dễ dàng xuất hiện. Việc ăn lâu dài có thể làm tăng gánh nặng cho gan và khiến gan phải làm việc nhiều hơn.
Nguồn: Sohu