3 thói quen khiến tóc rụng cực nhanh, lại gây ra đủ thứ bệnh mà nhiều người trong chúng ta đang có

Đậu Đậu, Theo Phụ Nữ Số 21:32 20/01/2025
Chia sẻ

Rụng tóc không chỉ là vấn đề di truyền mà còn do thói quen sống.

Rụng tóc không chỉ là dấu hiệu của lão hóa mà còn là tín hiệu cảnh báo về sức khỏe và lối sống. Nếu bạn nhận thấy da đầu lộ rõ hoặc mái tóc đuôi ngựa trông mỏng hơn trước, đã đến lúc cần nghiêm túc đánh giá lại thói quen hàng ngày.

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, mỗi người có thể rụng khoảng 50-100 sợi tóc mỗi ngày, đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi lượng tóc rụng vượt quá mức này, bạn có thể đối mặt với nguy cơ tóc mỏng, mất đi độ dày và sức sống.

0a761a9ece6c0dda38a6aa292b4b3944.jpg

Chuyên gia sức khỏe tóc Dhriti Udeshi từ Chicnutrix (Thương hiệu dinh dưỡng làm đẹp và sức khỏe hàng đầu Ấn Độ) chia sẻ rằng: Ngoài các yếu tố như di truyền, mất cân bằng nội tiết tố hay vấn đề về tuyến giáp, chính những thói quen thường ngày tưởng chừng vô hại lại có thể là thủ phạm lớn nhất khiến tóc rụng.

3 thói quen khiến tóc rụng cực nhanh, lại gây ra đủ thứ bệnh

1. Có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Chế độ ăn uống nghèo nàn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc.

"Chu kỳ cân nặng" - thuật ngữ được các bác sĩ da liễu sử dụng mô tả hiện tượng tăng giảm cân liên tục do áp dụng các chế độ ăn kiêng ngắn hạn không bền vững. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, làm yếu chân tóc và giảm tốc độ mọc tóc mới.

9x-khoe-mam-com-4-nguoi-don-gian-nhung-bat-mat-khien-chong-khuyen-di-thi-vua-dau-bep-2-1531907293-26-width960height960.jpg

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Anh Quốc năm 2020 cho thấy, chế độ ăn thiếu hụt protein, sắt, kẽm, biotin làm tăng nguy cơ rụng tóc.

Protein là thành phần chính của keratin, cấu trúc chính của sợi tóc. Thiếu sắt gây giảm lưu lượng máu đến da đầu, trong khi kẽm và biotin hỗ trợ phát triển nang tóc.

Không những vậy, việc duy trì 1 chế độ ăn thiếu lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì, loãng xương, suy dinh dưỡng...

Cách làm đúng:

- Bổ sung thực phẩm giàu protein (cá, trứng, đậu lăng), sắt (thịt đỏ, rau lá xanh), và kẽm (hạt bí, hạt hướng dương).

- Tránh các chế độ ăn kiêng cực đoan.

- Hãy chọn lối ăn uống cân bằng và bền vững.

2. Thiếu ngủ kéo dài

Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn gián tiếp gây rụng tóc.

Trong giấc ngủ, cơ thể sản xuất hormone melatonin, cần thiết để kích thích mọc tóc. Khi bạn ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, mức độ melatonin giảm, dẫn đến rụng tóc.

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Ngủ lâm sàng năm 2021, giấc ngủ kém chất lượng làm tăng mức cortisol, một loại hormone căng thẳng. Cortisol cao gây co mạch máu ở da đầu, làm giảm dưỡng chất đến nang tóc, dẫn đến rụng tóc nhiều hơn.

Cách làm đúng:

- Duy trì thói quen ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

- Tạo môi trường ngủ lý tưởng: tắt thiết bị điện tử, tránh ánh sáng xanh ít nhất 1 giờ trước khi ngủ.

3. Căng thẳng kéo dài

78197c472cefe2b5f9f1a120676a4090.jpg

Căng thẳng mãn tính ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tóc. Khi bạn căng thẳng, lưu lượng máu đến da đầu giảm, khiến nang tóc không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, căng thẳng còn gây tổn thương cấu trúc tóc, làm tóc trở nên khô xơ và dễ gãy rụng.

Không chỉ gây rụng tóc, căng thẳng còn có thể làm tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch, bệnh dạ dày - ruột, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm...

Cách làm đúng:

- Thực hành thiền hoặc yoga để giảm căng thẳng.

- Hít thở sâu hoặc tham gia các hoạt động giúp thư giãn tinh thần.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày