Khi trẻ em không nhận được sự chăm sóc đúng cách từ mẹ, chúng có thể phải đối mặt với ba vấn đề tính cách nghiêm trọng trong suốt cuộc đời. Có một câu nói nổi tiếng đã chỉ ra rằng: "Người may mắn dùng tuổi thơ để chữa lành cả đời, trong khi người không may phải dùng cả đời để chữa lành tuổi thơ". Những tổn thương từ tuổi thơ có thể để lại dấu ấn lâu dài, ảnh hưởng đến sự phát triển và hạnh phúc của mỗi cá nhân.
Gia đình không phải là yếu tố duy nhất quyết định tính cách của một đứa trẻ, nhưng chắc chắn có vai trò quan trọng trong việc định hình bức tranh nhân cách của trẻ, có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Trong đó, người mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Theo góc nhìn tâm lý học, nếu một đứa trẻ không nhận được sự chăm sóc đúng cách từ mẹ, có thể dẫn đến 3 vấn đề nhân cách sau đây:
Theo thuyết "mối quan hệ với đối tượng" trong tâm lý học, người mẹ được coi là "đối tượng nguyên thủy" đầu tiên mà trẻ em gắn bó. Nếu trẻ bị mẹ bỏ rơi hoặc thiếu sự chăm sóc về mặt cảm xúc, nhân cách của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi trưởng thành, những người này thường có xu hướng đeo "mặt nạ" để làm hài lòng người khác.
ảnh minh họa
Nhiều người ngày nay đang rơi vào tình trạng xa rời cảm xúc thật của chính mình, từ đó hình thành nên một "cái tôi giả tạo". Họ sống như những kẻ "đóng vai", tuân theo những chuẩn mực xã hội nhưng lại không thực sự cảm nhận được niềm hạnh phúc hay sống đúng với con người thật bên trong.
Theo một nghiên cứu tại Anh, có tới 68% những người từng trải qua cảm giác bị mẹ bỏ rơi có xu hướng tách biệt cảm xúc và gặp khó khăn trong việc nhận diện nhu cầu thật sự của bản thân trong cuộc sống.
Một đứa trẻ sơ sinh thường xem mẹ là cả thế giới, là người gắn bó và yêu thương nhất. Tuy nhiên, nếu người mẹ có xu hướng kiểm soát, bao bọc hoặc can thiệp quá mức, điều này có thể cản trở quá trình "tách biệt bản thể" – giai đoạn đầu tiên và quan trọng giúp trẻ hình thành sự độc lập.
Hệ quả của tình trạng này có thể dẫn đến 2 hệ quả tiêu cực: Trẻ có thể trở nên quá lệ thuộc vào mẹ, lớn lên gặp khó khăn trong việc hòa nhập, thiếu kỹ năng xã hội và sống khép mình. Ngược lại, trẻ cũng có thể phản ứng bằng cách sợ hãi mẹ, trốn tránh tiếp xúc và trở nên ngại giao tiếp với mọi người.
Một nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy, 67% thanh thiếu niên có mẹ kiểm soát quá mức gặp phải vấn đề lo âu xã hội và khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng.
Ảnh minh họa.
Một nghiên cứu mới đây tại Đại học Cambridge (Anh) đã chỉ ra rằng, những trẻ em bị bỏ rơi về mặt cảm xúc từ nhỏ có sự phát triển chậm hơn trong các kỹ năng đạo đức và nhận thức xã hội, chậm tới 11 tháng so với các bạn đồng trang lứa. Cụ thể, các em gặp khó khăn trong việc phân biệt đúng - sai trong hành vi ứng xử.
Các nghiên cứu cho thấy một số trẻ em không cảm nhận được nỗi đau hay cảm xúc của người khác, từ đó có thể biểu hiện sự vô tâm, lạnh lùng hoặc hành vi dễ bị nhầm lẫn với sự hư hỏng.
Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này xuất phát từ sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống neuron gương – vùng não đảm nhiệm chức năng thấu cảm. Cụ thể, ở những trẻ này, hoạt động của hệ thống neuron gương giảm tới 29% so với mức bình thường. Khi trưởng thành, họ thường gặp khó khăn trong việc đồng cảm, khó đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, dễ có xu hướng vô cảm, tự vệ cao và thiếu sự gắn bó cảm xúc với những người xung quanh.
Không ai có thể là người mẹ hoàn hảo, nhưng một người mẹ biết cách yêu thương, chữa lành và đồng hành đúng lúc chính là "bến cảng an toàn" vững chắc nhất trong hành trình trưởng thành của con trẻ. Nếu bạn từng lớn lên trong thiếu thốn tình thương từ gia đình, cũng đừng lo lắng, bạn vẫn có thể trở thành một người mẹ tuyệt vời cho thế hệ mai sau, bắt đầu từ sự thấu hiểu và khát khao yêu thương thật lòng.