Trẻ có EQ thấp thường khó thành công vì luôn cảm thấy tự ti và gặp khó khăn trong cả giao tiếp lẫn ứng xử, khiến các mối quan hệ xung quanh không được suôn sẻ. Hoặc ngược lại, các em quá kiêu ngạo về bản thân và không nhận thức được khả năng của mình nên từ chối đối mặt với thực tế, e sợ những trở ngại trong cuộc sống.
Cha mẹ có thể tham khảo những dấu hiệu sau để nhận biết trẻ có EQ thấp và khắc phục cho con ngay từ nhỏ.
Nếu con bạn mất mặt và tỏ ra nóng nảy thì có thể nói trẻ không ổn định về mặt cảm xúc. Cha mẹ cũng nên đặt câu hỏi: Tại sao trẻ lại như vậy? Bản thân cha mẹ có gặp phải những vấn đề như vậy không? Có khi cách ứng xử của trẻ học được từ thái độ của cha mẹ hàng ngày.
Theo các chuyên gia, dấu hiệu trẻ có EQ thấp sẽ xuất hiện rất sớm, ngay từ khi trẻ mới 1 tuổi. Trẻ có EQ thấp thường khó kiểm soát cảm xúc của bản thân, không kiềm chế được cơn nóng giận nên dễ có những hành vi không đúng mực, không phù hợp. Những trẻ này rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Đôi khi, chỉ cần một tình huống bất ngờ như trời mưa vào một ngày đi chơi, trong tủ lạnh không còn sữa mà bé thích uống... cũng có thể khiến trẻ trở nên kích động, mất bình tĩnh.
Nhiều đứa trẻ muốn nói gì thì nói, nói bất cứ điều gì họ muốn. Tất nhiên, một số người cho rằng đó là do chúng có nhân cách tốt, tính tình thẳng "ruột ngựa". Trên thực tế, điều này cũng cho thấy trí tuệ cảm xúc của những người này cực kỳ thấp. Chúng chỉ nói cho sướng miệng mà không quan tâm đến cảm xúc người khác. Điều này dần khiến trẻ mất đi các mối quan hệ tốt đẹp và khó đạt được thành công trong cuộc sống. Đây là một thói quen vô cùng xấu, nếu con bạn có điều này, cần hướng dẫn con thay đổi.
Ngoài ra, trẻ có EQ thấp cũng thường có xu hướng tìm cách đổ lỗi cho người khác. Chúng không bao giờ thừa nhận lỗi lầm của mình và không chấp nhận sự phán xét của bất kỳ ai. Trẻ thường phàn nàn về mọi thứ xảy ra xung quanh và cảm thấy không có gì có thể làm chúng hạnh phúc.
Luôn có những người thích chạm vào khuyết điểm của người khác mà không hề để ý đến cảm nhận của họ. Một nhà văn từng nói: "Cái gọi là EQ cao, chưa bao giờ đơn giản chỉ là biết nói chuyện, mà còn là biết khi nào nên im lặng, giữ lại những gì mình đã nhìn thấu, bảo vệ thể diện của người khác". Người có EQ cao thường biết rõ điều gì nên nói, điều gì không.
Nếu muốn khắc phục những vấn đề trên ở con, cha mẹ có thể làm những điều sau:
1. Cha mẹ trước hết phải trau dồi bản thân, cách ăn nói, hành động và làm gương tốt cho con cái.
2. Đừng lấy lý do "con còn nhỏ" làm cái cớ. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc thấp, hãy chỉ ra ngay và thực hiện những thay đổi nhỏ.
3. Điều quan trọng là phải giao tiếp nhiều hơn với trẻ. Ngoài việc dạy bằng ví dụ, việc dạy bằng lời nói cũng rất quan trọng. Hãy dành lời khen ngợi và cổ vũ khi con làm được việc tốt và nhẹ nhàng nhắc nhở nếu trẻ làm chưa đúng. Cách phát triển EQ cho trẻ này còn giúp thắt chặt tình cảm gia đình, phá bỏ những rào chắn trong việc chia sẻ của cả 2 bên.
4. Dạy trẻ nhận biết cảm xúc, tức giận, sợ hãi, hoảng sợ. Những điều này phải được trẻ hiểu rõ, điều này sẽ giúp trẻ xử lý được cảm xúc của chính mình. Trước hết nên dỗ dành con, sau đó mới tìm hiểu lý do của vấn đề, lắng nghe con chia sẻ rồi mới phân tích đúng sai. Quan trọng nhất, ba mẹ nên xây dựng một môi trường để trẻ cảm thấy an toàn, tự tin thể hiện cảm xúc của mình.
5. Đọc sách cũng là cách phát triển EQ cho trẻ. Còn một cách phát triển EQ cho trẻ nữa là viết nhật ký hoặc tập thể dục. Việc viết nhật ký hàng ngày giúp con nhìn lại những tháng ngày đã qua, từ đó học hỏi từ những vấp ngã trong quá khứ. Thể dục thể thao giúp con khỏe mạnh và mở rộng các mối quan hệ, để trẻ hòa đồng và phấn khởi.