Ai cũng thích làm việc với những người thông minh hay người có EQ cao, bởi khi làm việc với họ, mọi thứ dường như đều hài hòa và suôn sẻ hơn, giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian và sức lực. Suy cho cùng, người có EQ cao rất biết quan sát, họ biết điều gì nên nói không nên nói và việc gì nên làm không nên làm chỉ bằng cách nhìn vào mắt của đối phương.
Ở cương vị lãnh đạo, các sếp đương nhiên cũng thích những cấp dưới thông minh, nhanh trí, biết được ý nghĩa đằng sau những câu nói của sếp và có thể làm theo các chỉ dẫn của sếp một cách chính xác nhằm hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
Vì vậy, nếu muốn chiếm được thiện cảm của sếp và có nhiều cơ hội hơn trong công việc, trở thành một nhân viên thông minh, EQ cao là điều hết sức cần thiết. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể thăng tiến nhanh chóng và có được vị trí vững chắc tại nơi làm việc, không ngừng phát triển sự nghiệp theo hướng tích cực.
Về cơ bản, bạn có thể học và làm theo những việc dưới đây:
Dù năng lực mạnh mẽ và làm việc hiệu quả có thể khiến bạn được lãnh đạo yêu thích, nhưng bạn cũng không nên quá mạnh mẽ trước mặt họ. Nếu sự mạnh mẽ của bạn vượt qua lãnh đạo, điều đó có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái.
Nhiều vị sếp khá coi trọng mặt mặt mũi và không muốn bị cấp dưới lấn át (ít nhất là ở trong một số trường hợp). Vì vậy, trong công việc, trước mặt lãnh đạo, bạn cần phải biết tỏ ra yếu thế một cách phù hợp, để lãnh đạo cảm nhận được sự không thể thay thế cũng như khả năng lãnh đạo vượt trội của mình.
Thực tế, đây là cách gián tiếp bảo vệ mặt mũi của lãnh đạo và dành sự tôn trọng tối đa cho họ. Nếu bạn làm được điều này, sếp thực sự sẽ để ý và yêu mến bạn hơn, bởi lẽ một cấp dưới biết điều là người xứng đáng được giữ lại và tiếp tục trau dồi.
Những cấp dưới thông minh chắc chắn sẽ hết sức bảo vệ cấp trên của mình. Có hai lý do:
Thứ nhất, để giành được lòng tin của sếp. Một cấp dưới luôn sẵn sàng lên tiếng bênh vực và bảo vệ sếp, chắc chắn sẽ khiến sếp có cảm tình hơn, bởi ai cũng sẽ biết ơn những người tử tế với mình.
Thứ hai, đây cũng là một cách để bảo vệ chính mình. Việc bảo vệ sếp giúp vị trí của sếp ổn định hơn, từ đó giúp cho tập thể có sự gắn kết chặt chẽ hơn, sức mạnh cũng khó lay chuyển hơn.
Vì vậy, cấp dưới thông minh phải học cách bảo vệ cấp trên, giúp cấp trên giữ vững phong độ để cùng nhau tiến bộ và phát triển.
Là một nhân viên, nếu muốn làm tốt công việc của mình, bạn phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản:
Điều đầu tiên là phải đúng giờ. Bạn không được đi làm muộn và về sớm mỗi ngày. Có mặt tại nơi làm việc là thái độ mà một người làm việc chuyên nghiệp nên có. Điều này quyết định cái nhìn cơ bản nhất của sếp về bạn.
Thứ hai, hãy giữ lời. Bạn không nên nói dối, đặc biệt là với sếp, bạn cần phải luôn trung thực và chính xác trong mọi thông tin, vì điều này liên quan đến việc lãnh đạo kiểm soát công việc chung, thậm chí ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nếu bạn mắc lỗi ở điểm này và gây ra tổn thất, bạn sẽ khó có thể gánh vác nổi hậu quả.
Hãy thể hiện điểm yếu một cách thích hợp, bảo vệ cấp trên bằng lòng trung thành, đúng giờ và đáng tin cậy. Nếu bạn làm tốt ba điều này, chắc chắn sếp sẽ quý mến bạn. Bạn có phải là một cấp dưới như vậy không?
Nguồn: linkedin