Tôi sinh vào những năm 1980, giờ đã gần 50 tuổi. Tôi không nghĩ mình là người cổ hủ, chỉ là tôi quen sống theo cách mình thấy hợp lý và tiết kiệm. Nhưng con gái tôi thì lại không nghĩ vậy. Con tôi bảo tôi "sống như người sinh năm 60", nghĩa là quá tiết kiệm, quá cũ kỹ và thiếu sự hưởng thụ.
Tôi không phủ nhận những lời con gái nói. Nhưng tôi cũng không thấy mình khổ. Thậm chí, tôi cảm thấy mình kiểm soát được cuộc sống tài chính tốt hơn nhiều người.
Dưới đây là những thói quen của tôi - từng điều có thể khiến con gái lắc đầu, nhưng lại giúp tôi sống ổn định mà không lệ thuộc vào ai.
Tôi thích mặc đồ vải thô, những bộ đồ không còn hợp thời, nhưng rất thoải mái. Chúng bền, thấm mồ hôi tốt và không cần là ủi nhiều.
Túi nilon đi chợ về, tôi xếp gọn vào một ngăn kéo. Dùng lại để lót thùng rác, đựng đồ ướt. Vừa tiết kiệm, vừa giảm rác thải.
Tôi gom lại các mẩu xà phòng còn sót, bỏ vào túi lưới, đổ nước nóng, ép lại thành cục mới. Không đẹp, nhưng vẫn thơm và dùng tốt.
Chiếc túi vải con gái được tặng khi học khóa học online giờ là túi đi chợ, đi siêu thị của tôi. Giặt sạch dùng lại, có sao đâu?
Tôi hiếm khi lái xe, trừ khi thực sự cần. Đi xe điện giúp tôi tiết kiệm mỗi tháng khoảng 500 nghìn tiền xăng và 200 nghìn tiền gửi xe.
Đồ mặc ở nhà cũ, tôi cắt thành khăn lau sàn, lau toilet. Dùng một lần rồi vứt, sạch sẽ, tiện lợi.
Nước lạnh khi giặt máy, tôi hứng lại bằng chậu, dùng để lau nhà hoặc dội toilet. Mỗi giọt nước đều đáng quý.
Hộp nhựa từ đồ ăn nhanh, tôi rửa sạch, cất lại. Có cái dùng đựng đồ, cái gom lại bán ve chai. Một vài nghìn cũng là tiền.
Tôi không uốn tóc, nhuộm hay làm móng, nhưng kem chống nắng, áo chống nắng, nón rộng vành - tôi không bao giờ quên.
Dùng hết dầu ăn, tôi không vứt thùng ngay. Tôi úp ngược vài ngày để lấy nốt phần còn lại. Tiết kiệm từng đồng.
Tôi không thích khăn mặt dùng một lần như con gái. Khăn vải giặt sạch vẫn dùng tốt, mềm mại hơn và không tốn thêm tiền.
Tôi nấu cả ba bữa mỗi ngày. Bữa sáng và trưa chuẩn bị từ sớm, tối về nấu tiếp. Vừa rẻ, vừa đảm bảo sức khỏe.
Tôi không đến phòng gym. Tôi chạy bộ buổi sáng hoặc tối. Vừa tiết kiệm, vừa thư giãn đầu óc, lại dễ gặp gỡ hàng xóm.
Chậu ngâm chân dùng 7 năm rồi, con gái bảo thay. Nhưng nó vẫn dùng tốt. Sao phải mua mới?
Con gái tôi gọi đồ ăn về, tôi giữ lại đũa. Dùng khi nhào bột hoặc nấu ăn rồi vứt, không phải rửa, không phí phạm.
Con gái tôi nói 3 tháng phải thay đồ lót. Tôi thấy nếu vẫn sạch, không rách, không giãn thì dùng tiếp được.
Một tờ khăn giấy tôi thường xé đôi, dùng nửa tờ là đủ lau miệng. Một gói khăn giấy dùng cả tháng.
Dao nhựa, ruy băng, nến, đũa, phụ kiện sinh nhật - cái gì còn dùng được là tôi giữ lại để tái sử dụng khi cần.
Tôi không mua đồ ngủ. Mặc áo thun cotton cũ vẫn mềm mại và đủ kín đáo.
Tôi mua rau ở chợ thay vì siêu thị. Vừa rẻ hơn, vừa tươi, lại được chọn kỹ hơn.
Tôi thích xem TV hơn. Xem livestream dễ mua bốc đồng, toàn mấy món “thuế IQ”. Mua rồi mới tiếc.
Con gái nói tôi "chịu đựng quá mức". Nhưng tôi không thấy mình thiệt thòi. Ngược lại, mỗi lần thấy ví tiền vẫn còn nguyên sau cả tháng, tôi cảm thấy tự tin và an toàn hơn bất kỳ món hàng sang nào.
Tiết kiệm không có nghĩa là keo kiệt hay lỗi thời. Đó là cách tôi yêu thương chính mình - bằng việc không phung phí. Bạn có thấy giống mình không?