2 bài phát biểu gây bão của tiền bối đi trước, đánh thức thế hệ trẻ, những người đang ngồi trên ghế nhà trường

Hải, Theo Helino 13:45 25/09/2018
Chia sẻ

Tại sao lời khuyên của những người đi trước luôn được lắng nghe, được chú ý; bởi vì họ đã từng trải qua một thời học sinh, sinh viên như thế; họ hiểu rõ các bạn trẻ cần gì, muốn gì và phải làm gì.

Đừng sợ tương lai, đừng câu nệ quá khứ, hãy sống với hiện tại - Horie Takafumi

Đây là bài phát biểu của ông Horie Takafumi (sinh năm 1972), giám đốc doanh nghiệp, nhà văn, người dùng Youtube có tiếng ở Nhật Bản. Đây cũng là những lời gửi gắm của ông Horie Takafumi với các sinh viên trường Đại học Kinki (Nhật Bản) trong lễ tốt nghiệp.

2 bài phát biểu gây bão của tiền bối đi trước, đánh thức thế hệ trẻ, những người đang ngồi trên ghế nhà trường - Ảnh 1.

Ông Horie Takafumi

"Giờ đây các bạn đã kết thúc cuộc đời hơn 20 năm vốn được chạy trên thanh ray đặt sẵn kể từ lúc sinh ra. Tôi nghĩ rằng từ giờ trở đi các bạn sẽ bước vào thế giới không có đường ray giống như đường ray đã có.

Cho đến lúc này sau khi tốt nghiệp, các bạn đã tìm được việc làm và rất có thể đã nghĩ mình sẽ có cuộc đời bình thường khi làm ở cùng một công ty cho đến lúc về hưu, trong khoảng thời gian đó thì lập gia đình, xây nhà. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ chỉ có một bộ phận các bạn thật sự có tương lai như thế, à mà không, chính xác ra phải là có thể có được tương lai như thế.

Hiện nay, cũng giống như công ty Livedoor do tôi sáng lập, Internet, điện thoại thông minh (smartphone) đang thay đổi lớn lao cơ cấu xã hội.

Cũng có thể là các bạn chưa nhận ra điều ấy. Có thể các bạn chỉ dùng smart phone để chơi game thôi nhưng trong lúc các bạn không biết thì những người vĩ đại, những người có trí tuệ tốt trên thế giới đã phát minh ra kĩ thuật mới và tự ý thay đổi thế giới trong khi các bạn không hề hay.

Trước hết, các bạn hãy nhận ra sự thực đó. Có thể cho đến lúc này các bạn chỉ cần chạy theo đường ray và tốt nghiệp đại học là đủ nhưng từ giờ trở đi mọi thứ sẽ không thể dễ dàng như thế.

Trước tiên điều quan trọng là việc các bạn tự mình tiếp cận càng nhiều thông tin càng tốt. Đã có sẵn những công cụ để làm điều đó.

Không cần phải chờ đến khi giáo viên dạy, tự các bạn cũng có thể tiếp cận thông tin thông qua sử dụng các ứng dụng tin tức của smart phone hay sử dụng mạng xã hội để có thể ngay lập tức theo đuổi những thông tin về những người mà bản thân thấy "thật thú vị" hay những người mà các bạn muốn "nghe câu chuyện của họ" trên thế giới.

Thật đơn giản. Trước hết, bạn có thể tự mình tiếp cận với các thông tin của những người thông minh tuyệt vời, những người đi trước trên khắp thế giới. Bạn hãy ghi nhớ lấy điều đó trong đầu.

Nhưng nếu chỉ có thế thì hỏng. Tiếp theo bạn phải suy nghĩ các thông tin đã đưa vào đó bằng cái đầu của mình sau đó phát đi đồng thời phải tạo ra thói quen chỉnh lý thông tin và tự mình suy nghĩ.

Vậy thì làm điều đó như thế nào? Các bạn phải duy trì việc phát đi thông tin bằng các blog, mạng xã hội trên mạng Internet hàng ngày. Điều này thật đơn giản. Nếu như có thể tôi mong các bạn làm hàng ngày. Bằng việc làm như thế, tôi nghĩ các bạn có thể đưa thông tin phong phú trên khắp thế giới vào đầu, tự mình suy nghĩ và tự mình phê phán.

Tôi có thói quen say mê một thứ gì đó đến độ quên cả ăn cả ngủ. Tôi mong các bạn cũng sẽ như thế. Tôi nghĩ điều quan trọng khi sống từ giờ trở đi là tập trung vào việc trước mắt. Những thứ như kế hoạch dài hạn là thứ chẳng có quan hệ gì.

Tại sao phải làm như thế? Đó là vì tôi nghĩ rằng từ giờ trở đi quyền uy sẽ không phải là thứ đương nhiên nữa mà nó sẽ là thời đại đầy bất trắc.

Cũng có thể từ trước đến nay người ta chỉ cần chạy trên đường ray có sẵn rồi tìm kiếm một vị trí quyền uy ví dụ như là vào làm cho các phương tiện truyền thông, vào làm trong các công ty lớn và trở thành lãnh đạo và chỉ cần làm theo như thế là ổn.

Và rồi các bạn sẽ phải sống và cạnh tranh với những người như thế trên cùng một vũ đài.

2 bài phát biểu gây bão của tiền bối đi trước, đánh thức thế hệ trẻ, những người đang ngồi trên ghế nhà trường - Ảnh 2.

Tôi cho rằng có lẽ những người không nỗ lực mà ban đầu đã nói tới sẽ không thể tồn tại được.

Từ giờ về sau, xã hội đầy khó khăn đang chờ các bạn.

Trong khi ấy thì các bạn đã vừa dò ý tứ của người xung quanh, vừa đeo ca vát, mặc vest đến dự lễ tốt nghiệp với ý nghĩa chỉ cần chạy trên đường ray giống như đã sống từ trước đến nay là ổn.

Có bạn thì mặc Kimono. Nhưng khi đi tìm việc các bạn mặc áo vest tối màu trong cái nóng đến toát mồ hôi và vừa để mắt đến người xung quanh vừa tiến hành hoạt động tìm việc và nghĩ rằng đó là điều tốt. Nhưng từ giờ trở đi sẽ khác.

Nếu như các bạn nghĩ khi tìm được việc rồi là yên tâm thì các bạn đã sai lầm lớn. Những công ty mà các bạn nghĩ rằng mình có thể làm ở đó trọn đời rất có thể một lúc nào đó sẽ bị phá sản hoặc sáp nhập vào công ty nào đó. Các bạn hãy coi đó là tiền đề để mà sống.

Tôi thường có rất nhiều cơ hội để nói chuyện với những người thuộc thế hệ như các bạn. Trong số các bạn có rất nhiều người nói rằng "do toàn cầu hóa mà từ giờ trở đi tôi sẽ phải đi trên con đường không có lối đi sẵn. Thật là nhọc. Thật là nhọc", "có lẽ tôi sẽ không thể nhận được lương hưu", "Nhật Bản từ giờ trở đi sẽ ra sao?", "Tôi cảm thấy rất lo lắng". Cho dẫu vậy, tôi không hề nghĩ về chuyện khi về già. Hãy nghĩ về chuyện về già sau khi đã già.

2 bài phát biểu gây bão của tiền bối đi trước, đánh thức thế hệ trẻ, những người đang ngồi trên ghế nhà trường - Ảnh 3.

Cho dù chuẩn bị như thế nào đi nữa thì chuyện của 50 năm sau cũng không thể nào rõ được đâu.

Nếu là con người, tôi chỉ có thể dự đoán được tương lai 5 năm. Mười năm về trước liệu các bạn có thể tưởng tượng được rằng giờ này mình cầm smartphone và vừa đi vừa dùng smart phone để vào twitter hay line không? Nghĩ đi các bạn. 10 năm về trước.

Chắc chắn là không thể phải không nào? Tôi cũng không thể tưởng tượng được. Vì thế việc suy nghĩ về tương lai như thế là không có ý nghĩa gì.

Và chắc chắn các bạn cũng không có thời gian rỗi để luyến tiếc quá khứ. Bởi vì tôi nghĩ rằng do toàn cầu hóa cạnh tranh gay gắt cho nên chỉ có cách là vui đón tương lai.

Vậy thì làm thế nào để có thể vui đón nó? Đó là hãy sống hết mình với hiện tại.

Tôi có thể chinh phục nhiều thử thách để rồi vừa trải qua nhiều thất bại, vừa bị nhiều người phản bội mà vẫn có thể vui vẻ sống như thế là vì tôi đã sống với hiện tại. Đó là vì tôi đã sống tập trung vào hiện tại. Khi tôi tập trung , tôi sẽ tập trung đến mức không nhìn thấy xung quanh.

2 bài phát biểu gây bão của tiền bối đi trước, đánh thức thế hệ trẻ, những người đang ngồi trên ghế nhà trường - Ảnh 4.

Cuối cùng tôi muốn gói gọn lại những lời đã nói hôm này thành món quà tạm biệt. Món quà ấy sẽ là gì nhỉ? Đó là lời tôi muốn gửi tặng các bạn.

Đừng sợ tương lai, đừng câu nệ quá khứ, hãy sống với hiện tại.

Cho dù từ giờ về sau các bạn sẽ gặp nhiều vất vả, các bạn hãy cố gắng và nỗ lực hết mình."

"Nhiều người không học đại học vẫn thành công vì họ là thiên tài, nhưng đa số chúng ta không phải là thiên tài" - Hannah Nguyen

Ngày xưa lúc mình học năm cuối trung học thì có mấy người bạn đã đi làm full-time. Ban đầu họ cũng đi làm thêm sau giờ như mình thôi, nhưng vì nhu cầu ăn tiêu nhiều hơn, chán học, và cũng vì ham tiền trước mắt nên các bạn ấy dần dà bỏ học đi làm luôn. Thời đó những đứa đi làm thêm như mình kiếm chỉ được 200-300 USD mỗi tháng, còn các bạn ấy đã kiếm được cả 2.000 USD nên trong mắt các bạn đồng trang lứa các bạn ấy đã là đại gia. Các bạn ấy thoải mái ăn tiêu, có tiền mua xe xịn nên ngầu lắm. Các bạn ấy cũng cảm thấy mình hơn hẳn những người còn lại nên khoái lắm, rủ mình bỏ học đi làm miết.

2 bài phát biểu gây bão của tiền bối đi trước, đánh thức thế hệ trẻ, những người đang ngồi trên ghế nhà trường - Ảnh 5.

Đây là bài viết từng gây bão của cô nàng beauty blogger và cũng là hotmom xinh đẹp Hannah Nguyen khi có người em hỏi có nên bỏ học Đại học để đi làm hay không?

Nhưng cha mẹ mình khó lắm, bỏ học chắc chắn sẽ bị cả nhà từ luôn. Mà cho dù không từ thì mình cũng luôn tin là mình phải tiến thân bằng con đường học vấn thôi. Rồi bao nhiêu năm trôi qua, mình học xong đại học rồi kiếm được việc làm. Và job đầu tiên mình làm sau đại học đã được lương hơn gấp rưỡi các bạn ấy vào cùng thời điểm. Rồi mình được thăng tiến, tăng thu nhập và bây giờ mức mình có đã gấp hơn các bạn ấy nhiều lần.

Bây giờ nhìn lại thì cái mức mà các bạn ấy kiếm được hồi xưa chỉ có vẻ nhiều với sinh viên nghèo như mình thôi, chứ hoàn toàn không nhiều với mức bình quân, nếu không nói là thấp. Và vì không có bằng cấp nên các bạn ấy khó thăng tiến và cứ mãi làm các công việc chân tay. Bởi vậy không có sự phát triển và cứ sống đủ tháng nào hay tháng đó. Năm ngoái mình về lại Seattle vô tình gặp lại một bạn, bạn vẫn lông bông như ngày xưa, và bạn lại ước thời gian quay ngược lại để được đi học...

2 bài phát biểu gây bão của tiền bối đi trước, đánh thức thế hệ trẻ, những người đang ngồi trên ghế nhà trường - Ảnh 6.

Là một người đi trước đã thành công, Hannah Nguyen sẵn sàng dành cho các bạn trẻ nhiều lời khuyên hữu ích

Không nhất định cứ phải có bằng đại học mới thành công, vì có rất nhiều thiên tài chưa học xong đại học cũng thành công rực rỡ, như Bill Gates chẳng hạn. Nhưng đa số chúng ta không phải là thiên tài, nên chúng ta cần có kiến thức và bằng cấp cơ bản để đảm bảo một cuộc sống thoải mái.

Đừng vì ít tiền trước mắt mà giới hạn tương lai của mình, hãy nhìn xa hơn, ước mơ cao hơn, nghĩ cho cả cuộc đời mình thay vì chỉ vài năm ngắn ngủi. Tuổi trẻ cần nhất là học hỏi, là kinh nghiệm chứ không phải là để kiếm tiền. Cả những bạn học xong rồi mà đi làm cũng vậy, những công việc đầu tiên quan trọng nhất là bạn sẽ học được cái gì, chứ không phải được trả bao nhiêu tiền. Vì khi đã có kiến thức và kinh nghiệm thì tiền sẽ theo em hơn gấp nhiều lần.

Kinh nghiệm rất chân thành từ một người đi trước đó em à, hy vọng em sẽ có quyết định sáng suốt cho đời mình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày