Phải thay đổi ngay để không trở thành kẻ thua cuộc trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

My My, Theo Helino 19:45 23/09/2018

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và những thay đổi trong xã hội đang chi phối giáo dục mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đã đến lúc mỗi người cần thay đổi và hành động để không bị bỏ lại phía sau.

Trong bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng nhìn về tương lai của giáo dục và xem xét ai sẽ là người chiến thắng, ai là kẻ thất bại khi bước vào kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Công nghệ đang thay đổi xã hội và giáo dục như thế nào?

Trong bộ phim "Bộ ba siêu việt" của Ấn Độ, một nhóm những nhà khoa học tài năng đã sớm nhận ra rằng vai trò của họ đang được thay thế hoàn toàn bởi những chiếc máy tính thông minh. Máy tính hoàn toàn có thể thực hiện được những công việc yêu cầu tay nghề cao. Có hai lựa chọn mà các nhà khoa học đó phải đối mặt. Một là mất đi công việc do sự phát triển của làn sóng công nghệ cao, hai là phải thay đổi để thích ứng nghi với những bước tiến vượt bậc đó và giành chiến thắng.

Dù chúng ta có muốn thừa nhận hay không thì sự thật là công nghệ đang tác động một cách mạnh mẽ đến mọi mặt của cuộc sống với một tốc độ nhanh chưa từng có. Nó không đơn thuần chỉ giúp tăng năng suất lao động mà những thành tựu công nghệ như 5G, Internet hay AI đang dần tạo những dấu ấn riêng trong sự phát triển của xã hội.

Và giáo dục là một trong những lĩnh vực bị tác động mạnh nhất trước những sự phát triển không ngừng đó. Và nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục là đảm bảo tất cả mọi người đều trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Giáo dục không còn đơn thuần chỉ là một phương trình cân bằng hay những tác phẩm văn học nữa mà là khả năng thực hiện những công việc một cách ưu việt hơn trí tuệ nhân tạo.

Phải thay đổi ngay để không trở thành kẻ thua cuộc trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 1.

Cách mạng công nghiệp yêu cầu giáo dục phải thay đổi để thích ứng (Ảnh: Forbes Middle East)

Những kỹ năng để thành công trong thế kỷ 21

Những bước phát triển vượt bậc của xã hội, đặc biệt là công nghệ đang đặt ra rất nhiều áp lực với giáo viên trong việc làm sao để nắm bắt liên tục từng sự thay đổi và thay đổi cách thức giảng dạy cho phù hợp.

Tạp chí Forbes đã từng chỉ ra rằng hiểu biết về công nghệ và khả năng vận hành máy móc là những yêu cầu cơ bản với một sinh viên. Và giáo dục không thể chỉ dừng lại ở đó mà cần giúp học sinh có được những kỹ năng vượt trội để thành công trong thế kỉ 21.

Những kỹ năng đó còn được biết đến với tên gọi 4Cs: Critical thinking and problem solving, Communication, Collaboration, Creativity and innovation (Tư duy phản biện và Giải quyết vấn đề, Giao tiếp, Hợp tác, Sáng tạo và Đổi mới).

Tư duy phản biện

Đây là yêu cầu gần như bắt buộc cần có để một người nắm thế chủ động trước những thay đổi không ngừng. Khi tiếp nhận bất kì thông tin nào, một học sinh có tư duy phản biện sẽ biết cách tiếp cận và đánh giá thông tin đó trên nhiều khía cạnh trước khi đưa ra kết luận nó đúng hay sai.

Giao tiếp

Giao tiếp là cầu nối để tạo dựng những mối quan hệ cần thiết. Trước xu hướng thay đổi của xã hội, mỗi người đều được đặt trong một môi trường rộng mở với vô số cơ hội. Người có khả năng giao tiếp khéo léo và linh hoạt sẽ có khả năng nắm bắt cơ hội và thành công cao hơn hẳn.

Hợp tác

Là điều kiện tiên quyết để hòa nhập với mọi môi trường và thúc đẩy hiệu quả của công việc bằng cách tận dụng thế mạnh và nguồn lực của mỗi bên. Với những yêu cầu phức tạp của xã hội hiện nay, hợp tác chính là điểm mấu chốt giúp mọi người giải quyết vấn đề một cách triệt để.

Sáng tạo và đổi mới

Và yếu tố cuối cùng, sáng tạo và đổi mới. Những thành tựu mà chúng ta đang có được đều xuất phát từ sự sáng tạo của con người. Thế giới càng phát triển bao nhiêu thì càng cần sự sáng tạo bấy nhiêu. Nếu chỉ thụ động tiếp nhận những điều có sẵn có nghĩa bạn đã thất bại.

Phải thay đổi ngay để không trở thành kẻ thua cuộc trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 3.

Bộ kỹ năng 4Cs để thành công trong thế kỷ 21 (Ảnh: Common Sense Education)

Khi công nghệ đang ngày càng trở nên thông minh hơn, cái con người không chỉ cần học cách vận hành nó, mà cần phải có kỹ năng và tư duy để làm chủ công nghệ cũng như những sự thay đổi không ngừng. Người chiến thắng hay kẻ thất bại được xác định bằng cách bạn là người chủ động thay đổi để làm chủ xu hướng hay là người luôn phải liên tục chạy theo sau những thay đổi đang diễn ra mỗi ngày.

Tương lai là một điều không chắc chắn, nhưng nhìn vào những gì đang diễn ra, chúng ta có thể cảm nhận được về những thay đổi tiếp theo. Những bước tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra hai ngã rẻ trước mắt mỗi người: trở thành người chiến thắng hay kẻ thất bại. Và cả hai ngã rẽ này đều được đề tên rõ ràng, quyết định đi con đường nào là ở mỗi người, không ai có thể ngăn cản bạn tiến về phía của những người thắng cuộc nếu bạn thực sự mong muốn như vậy và hành động ngay để đạt được điều đó.

(Theo Rob Eastment, Head of Learning at Firefly Learning)