1.000 con hạc giấy và điều ước nhỏ mãi không thành hiện thực của bé gái 12 tuổi mắc bệnh "bom nguyên tử Hiroshima" đã làm thay đổi cả thế giới

Imacho, Theo Pháp Luật & Bạn Đọc 18:51 09/08/2020
Chia sẻ

Cái tên Sadako Sasaki đã gắn liền với thảm họa ném bom nguyên tử ở Nhật Bản 75 năm về trước. Cô bé đoản mệnh này cũng là biểu tượng nhắc nhở mọi người về những điều kinh hoàng mà chiến tranh có thể gây ra với con người.

75 năm về trước, chỉ trong vòng vài ngày từ 6/8/1945 - 9/8/1945, 2 quả bom nguyên tử của quân đội Mỹ được ném xuống 2 thành phố của Nhật Bản, bao gồm Hiroshima và Nagasaki. Chỉ trong chớp mắt, 2 khu vực này trở nên hoang tàn không khác thành phố chết, nhà cửa bị càn quét, người tử vong và bị thương lên đến hàng trăm nghìn. Thảm họa này đã trở thành nỗi ám ảnh trong lòng bất cứ người dân Nhật Bản nào và những người may mắn sống sót thì mang nỗi đau ấy suốt cả cuộc đời.

Một trong những cái tên gắn liền với thảm họa ném bom nguyên tử ở Nhật Bản là Sadako Sasaki. Năm đó, Sadako chỉ mới là bé gái 2 tuổi, đã chứng kiến thảm họa kinh hoàng trước khi kết thúc cuộc đời ở tuổi 12 rồi trở thành một biểu tượng giúp thế giới hiểu thêm về vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima 75 năm về trước.

1.000 con hạc giấy và điều ước nhỏ mãi không thành hiện thực của bé gái 12 tuổi mắc bệnh bom nguyên tử Hiroshima đã làm thay đổi cả thế giới - Ảnh 1.
1.000 con hạc giấy và điều ước nhỏ mãi không thành hiện thực của bé gái 12 tuổi mắc bệnh bom nguyên tử Hiroshima đã làm thay đổi cả thế giới - Ảnh 2.

Theo lời của anh trai Sadako, ông Masahiro Sasaki, có rất nhiều tin đồn về cuộc đời của em gái ông nhưng hầu như mọi người đều không biết sự thật. Điều đó khiến ông vô cùng buồn lòng. Chính vì lẽ đó nên ông Masahiro đã xuất hiện trong một đoạn phỏng vấn của tờ DW để mang câu chuyện đúng đắn và chân thật nhất về em gái của ông đến với tất cả mọi người.

Trước khi vụ đánh bom xảy ra, ở Hiroshima có một căn cứ quân sự quan trọng nhưng người dân nơi đây luôn sống trong cảnh yên bình. Gia đình của 2 anh em ông Masahiro sở hữu một cửa tiệm cắt tóc. Nhưng rồi mọi chuyện hoàn toàn thay đổi vào ngày 6/8/1945.

Ảnh gia đình và ảnh chụp 2 anh em ông Masahiro.

Khi đó, ông Masahiro 4 tuổi còn em gái Sadako chỉ mới 2 tuổi. Ông mô tả đó là một ngày nắng đẹp và gia đình ông đang ăn sáng rồi bất ngờ nhìn thấy cả một vùng trời rực sáng. Cho đến bây giờ, cảnh tượng ấy vẫn in sâu trong tâm trí ông.

Vì còn quá nhỏ nên ông Masahiro không hề biết chuyện gì đang xảy ra nhưng căn nhà của gia đình ông thì bị hủy hoại hoàn toàn. Được biết, quả bom nguyên tử càn quét khoảng 90% thành phố Hiroshima và lập tức giết chết 80.000 người. Thi thể bà của ông Masahiro được tìm thấy trong bể nước ngay cạnh nhà. Bà đã chết trong tư thế chúi đầu vào bể nước để tránh lửa lan tới.

Những người may mắn sống sót sau vụ ném bom nguyên tử lại bắt đầu đối mặt với những nỗi ám ảnh và sợ hãi, họ lo rằng những căn bệnh chưa thể đặt tên sẽ len lỏi và âm thầm phát triển trong cơ thể họ. Bằng chứng là hàng chục nghìn người ở Hiroshima đã chết vì bị nhiễm phóng xạ nhiều năm sau khi vụ ném bom xảy ra và các ca mắc bệnh ung thư máu đạt đỉnh vào đầu những năm 1950.

1.000 con hạc giấy và điều ước nhỏ mãi không thành hiện thực của bé gái 12 tuổi mắc bệnh bom nguyên tử Hiroshima đã làm thay đổi cả thế giới - Ảnh 4.
1.000 con hạc giấy và điều ước nhỏ mãi không thành hiện thực của bé gái 12 tuổi mắc bệnh bom nguyên tử Hiroshima đã làm thay đổi cả thế giới - Ảnh 5.

Gia đình của Sadako cũng không ngoại lệ. Họ phải vật lộn với những khó khăn tài chính, sự khan hiếm thức ăn, bệnh tật và sự mờ ảo của tương lai phía trước. Sadako là một trong những người may mắn sống sót. Bà lớn lên bình thường, những năm tiểu học, bà còn là một đứa trẻ khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Thế nhưng, đến năm lớp 6, Sadako lại bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu, được một số người ở Hiroshima gọi là "bệnh bom nguyên tử" vì nó có thể được gây ra bởi trận mưa đen kịt chứa chất phóng xạ rơi xuống thành phố này và trúng vào người Sadako vào ngày vụ ném bom xảy ra.

Sau đó, Sadako được đưa vào bệnh viện điều trị. Suốt thời gian nằm viện, Sadako luôn giữ được sự lạc quan và vui tươi. Bà đã rất vui khi nhận được những con hạc giấy từ Hội Thanh niên Chữ thập đỏ và thắc mắc lý do vì sao lại là con hạc với bố. Bố của Sadako đã giải thích với con gái về câu chuyện gấp 1.000 con hạc giấy sẽ đổi được 1 điều ước. Từ đó, Sadako đặt ra mục tiêu cho riêng mình là gấp hạc. Và tất nhiên, ước mơ của cô bé 12 tuổi khi ấy là có thể khỏe mạnh trở lại và được về nhà.

1.000 con hạc giấy và điều ước nhỏ mãi không thành hiện thực của bé gái 12 tuổi mắc bệnh bom nguyên tử Hiroshima đã làm thay đổi cả thế giới - Ảnh 6.
1.000 con hạc giấy và điều ước nhỏ mãi không thành hiện thực của bé gái 12 tuổi mắc bệnh bom nguyên tử Hiroshima đã làm thay đổi cả thế giới - Ảnh 7.

Sadako đã lấy tất cả những miếng giấy mà bà tìm được để gấp hạc. Vài tháng sau, số lượng hạc giấy đã đạt đến 1.000 con nhưng bệnh tật của Sadako vẫn không khá lên. Sadako không khỏi thắc mắc vì sao ước mơ của mình không thành hiện thực nhưng bà vẫn không ngừng gấp hạc, với hy vọng khác bao gồm điều ước bố không bị đòi nợ nữa. Những con hạc giấy đủ mọi kích thước ra đời, có những con nhỏ chỉ bằng hạt gạo, Sadako tiếp tục gấp hạc cho đến hơi thở cuối cùng. Thế rồi đến một ngày nọ, Sadako trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 12, trong vòng tay của gia đình và 1.300 con hạc giấy.

Được biết, khi biết bản thân mắc bệnh, Sadako đã có rất nhiều câu hỏi. Bà lo lắng cho gia đình và sợ rằng sẽ không ai nhớ đến sự tồn tại của mình. "Làm sao con có thể tận dụng thời gian khi mình còn sống và làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn?" - Sadako từng thắc mắc.

Bà muốn thế giới trở nên bình yên hơn và luôn chia sẻ những suy nghĩ của mình với gia đình, bạn bè. Sadako đã không thể biết bà đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến thế giới này, bà đã thật sự làm nó trở nên tốt đẹp hơn.

Câu chuyện của Sadako được thế giới biết đến nhưng đa số đều đã bị bóp méo. Một tác giả người Mỹ - Canada cảm thấy câu chuyện vẫn thiếu chút gì đó nên đã nhúng tay vào thay đổi nội dung của nó. Trong câu chuyện của vị tác giả này kể vào năm 1977, Sadako thực chất chỉ gấp được 644 con hạc trước khi bạn bè và những người xung quanh cùng chung tay giúp đỡ bà thực hiện ý nguyện. Nhưng sự thật là Sadako đã tự mình gấp được 1.000 con hạc nhưng tất cả đều không thể giúp bà vượt qua căn bệnh quái ác.

Theo lời ông Masahiro, Sadako đã qua đời sau khi nói ra những lời cuối cùng: "Em muốn được chữa lành bệnh. Em muốn được về nhà. Em muốn được ở cùng với gia đình mình".

Một nữ tác giả khác người Mỹ, Sue DiCcico, quyết định đính chính tất cả mọi chuyện. Bà đã tìm gặp ông Masahiro để ngỏ lời mời ông hợp tác cùng mang đến câu chuyện thật sự về em gái ông cho tất cả mọi người trên thế giới được biết. Ban đầu, bà Sue khá lưỡng lự bởi vì bản thân bà đến từ Mỹ, đất nước đã gây ra thảm họa ném bom nguyên tử 75 năm về trước cho Nhật Bản, thì liệu một người dân nơi đây có chấp nhận bà hay không.

Thế nhưng, ông Masahiro lại rất vui vẻ khi được gặp nữ tác giả Sue DiCcico. Cả hai đã cùng viết nên cuốn sách "The Complete Story of Sadako Sasaki" để gửi đến tất cả trẻ em trên thế giới này một thông điệp về hy vọng, dù là trong lúc tuyệt vọng nhất.

Tại Nhật Bản, câu chuyện của Sadako đã trở thành một di sản đặc biệt. Tất cả những người bạn của Sadako đã tụ họp và tưởng nhớ sau cái chết của bà. Họ đã nhận những khoản tiền đóng góp để xây lên bức tượng tưởng niệm Sadako và tất cả đứa trẻ đã chết vì vụ ném bom.

Dự án của bạn bè Sadako ngày càng lớn mạnh và họ đã có thể xây cả một Đài tưởng niệm hòa bình của trẻ em. Dưới bức tượng của Sadako là dòng chữ: "Đây là nước mắt của chúng ta. Đây là lời cầu nguyện của chúng ta. Rằng bình yên sẽ đến với thế giới này".

1.000 con hạc giấy và điều ước nhỏ mãi không thành hiện thực của bé gái 12 tuổi mắc bệnh bom nguyên tử Hiroshima đã làm thay đổi cả thế giới - Ảnh 8.

Câu chuyện của Sadako cho thế giới một cái nhìn rõ nét hơn về những gì mà chiến tranh có thể gây ra với con người và kéo mọi người xích lại gần nhau hơn.

"Tôi tin rằng Sadako đã được sinh ra với một sứ mệnh đặc biệt. Mỗi khi tôi nhìn đài tưởng niệm, tôi cảm giác như em gái mình đã dạy chúng tôi sự đồng cảm sâu sắc. Sự đồng cảm ấy sẽ dẫn đến hòa bình và đó là những gì em gái tôi để lại cho đời. Tôi vô cùng tự hào về em ấy" - ông Masahiro nói.

(Nguồn: DW)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày