10 năm về trước, Trung Quốc nhận lấy nhiệm vụ vinh quang của thể thao thế giới khi trở thành nước đăng cai Olympi Bắc Kinh 2008. Cũng như nhiều quốc gia khác, chính phủ nước này đã không ngần ngại bỏ ra hàng chục tỷ USD để xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhằm đem tới những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khán giả yêu thể thao trên toàn thế giới mà trong đó, công trình nổi trội nhất phải kể tới sân vận động Tổ Chim - từng khiến cả thế giới kinh ngạc bởi lối kiến trúc độc đáo, trở thành biểu tượng ấn tượng nhất Thế vận hội Olympic Bắc Kinh.
Sân vận động Tổ Chim - niềm tự hào của người Trung Quốc
Ấy thế nhưng điều đáng buồn là, sân vận động Tổ Chim cũng là công trình duy nhất còn được sử dụng cho tới tận ngày nay, trong số những cơ sở vật chất được xây dựng để phục vụ Thế vận hội năm đó.
Sau khi Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đi qua, các công trình đều lần lượt rơi vào dĩ vãng.
Không được quan tâm chăm sóc đúng mực, những cơ sở vật chất này trở nên hoang phế, không có mục đích sử dụng.
Nhà thi đấu bóng chuyền bãi biển bị bỏ phế từ năm 2012 đến nay.
Tháp quan sát được xây dựng phục vụ bộ môn đua thuyền bị lãng phí vì không còn mục đích sử dụng.
Không những thế, mặt nước trong khuôn viên khu đua thuyền còn bị hủy hoại bởi rác thải.
Gỉ sét, cỏ dại mọc đầy những lỗi đi ở các khu thi đấu xe đạp địa hình.
Sân vận động hoang vu, dột nát không một bóng người đã nhiều năm qua.
Khi thời hoàng kim đi qua, dấu vết rỉ sét lại xuất hiện trên những cánh cổng các khu phức hợp thể thao.
Một chú bảo vệ rửa lốp xe ở mặt hồ từng diễn ra những cuộc đua thuyền Kayak khốc liệt.
Những linh vật một thời của Olympic Bắc Kinh giờ đây nằm chỏng gọng một góc, mặc cho một thời là niềm tự hào quốc gia.
Không chỉ có Trung Quốc, ngay cả Nga cũng đang đối mặt với nguy cơ bỏ phí các sân vận động của mình ngay sau khi World Cup kết thúc. Đây là vấn đề đang khiến giới chức Nga đau đầu, tuy nhiên một số gợi ý cũng đã được đưa ra, như những sân vận động cỡ lớn như Luzhniki hay St. Petersburg có thể được đem ra tổ chức các buổi hòa nhạc lớn; tuy nhiên những sân cỏ hẻo lánh như Ekaterinburg hay Kaliningrad thì sẽ là bài toán khá đau đầu cho chính phủ nước này.
Những sân vận động đáng tự hào của Nga liệu có chịu chung kết cục với Trung Quốc?
(Nguồn: Tổng hợp)