10 môi trường làm việc độc hại nhất thế giới, dẫu lương cao nhưng chưa chắc đã có người ứng tuyển

Quiry, Theo Nhịp Sống Việt 08:16 29/05/2020
Chia sẻ

Nói chung ngồi tại văn phòng làm việc vẫn còn sạch sẽ chán, nắng không đến mặt mưa chẳng đến đầu mà!

Có thể bạn sẽ phải bất ngờ với rất nhiều nghề vì điều kiện, môi trường làm việc của họ không được sạch sẽ theo đúng nghĩa đen!

1. Nhân viên thông cống, hút bể phốt

Chỉ nghe đến thôi là trong đầu chúng ta đã hiện lên những hình ảnh không "sạch sẽ" cho lắm. Mặc dù máy móc phát triển để xử lý chất thải song đôi khi các nhân viên này phải bắt buộc tự kiểm tra bằng tay, mắt... nếu xảy ra sự cố éo le. Ví dụ như cành cây hay một vật thể lạ làm tắc cống chẳng hạn.

10 môi trường làm việc độc hại nhất thế giới, dẫu lương cao nhưng chưa chắc đã có người ứng tuyển - Ảnh 1.

2. Xử lý thức ăn cho lợn

Nhiệm vụ của những nhân viên này là phải thu thập đồ ăn, thức uống thừa từ các nhà hàng, cơ quan, gia đình. Sau đó phân loại để bỏ đi rác thải nilon hay những vật sắc, nhọn để đàn lợn không bị ăn phải. Mùi thức ăn thừa đã kinh, nay trộn giữa nhiều loại với nhau còn kinh hơn nhiều lần.

3. Người săn giun máu

Giun máu nghe có vẻ ghê nhưng lại là thứ khoái khẩu cho những ai đi câu cá, bởi loại mồi này sẽ dụ được nhiều đàn cá đớp cần câu hơn. Và những nhân viên đi tìm loại giun này có nhiệm vụ săn lùng khắp bùn lầy, mỗi ngày họ có thể kiếm vài trăm USD.

4. Dọn dẹp hiện trường án mạng

Mỗi khi xảy ra án mạng, sau khi bắt giữ hung thủ, tất nhiên chúng ta chẳng thể để mọi thứ như hiện trạng được đúng không nào? Ấy là lúc nhân viên dọn dẹp hiện trường làm nhiệm vụ thanh tẩy những vết nhơ của tội ác còn sót lại, như làm sạch máu, các chất thải, dư chấn của cuộc xung đột...

10 môi trường làm việc độc hại nhất thế giới, dẫu lương cao nhưng chưa chắc đã có người ứng tuyển - Ảnh 2.

5. Chế biến thịt

Nghe có vẻ khá bình thường nhưng công việc này vẫn bị liệt vào top các nghề có môi trường khá "bẩn". Bởi mỗi ngày nhân viên sẽ tiếp nhận, xử lý hàng tá thịt sống để đưa ra thị trường.

6. Xử lý phân động vật

Phân của các loài động vật có thể để bón cho cây tươi tốt, nhưng trước hết cần thu thập chúng từ các trang trại. Thường thì chủ trang trại sẽ là người gom nhặt "bom chất thải" này nhưng trên thế giới, vì nhiệm vụ này hơi "ghê" nên họ đã thuê giá cao cho ai dám đi nhặt phân trong chuồng.

7. Thu gom nước tiểu động vật

Ngoài chất thải rắn, nước tiểu cũng là một thứ cần thu thập phục vụ cho những nhiệm vụ về nghiên cứu khoa học, y tế. Nhiều người nghĩ ra cách lắp các lỗ nhỏ trên sàn để nước tiểu của động vật có thể chảy xuống chai. Mặc dù hay phải tiếp xúc với loại nước "khai" song mức lương 80.000 USD/năm (1,8 tỷ) không phải con số tồi đúng không?

10 môi trường làm việc độc hại nhất thế giới, dẫu lương cao nhưng chưa chắc đã có người ứng tuyển - Ảnh 3.

8. Xác định giới tính gà con

Trong nhiều chương trình truyền hình thực tế, khán giả thường tò mò với công việc này, nhưng sự thật đằng sau khiến ai nấy hết hồn. Bởi con người sẽ phải lấy hết phân gà trong hậu môn để nhìn kỹ trực tràng bên trong thì mới xác định được giới tính.

9. Người chăm ngựa

Ngựa là một loài động vật xuất hiện nhiều trong phim cổ trang, cũng như là "nhân vật chính" của nhiều chặng đua. Tuy nhiên để chăm sóc ngựa, điều đó không hề đơn giản chút nào. Theo như nhiều nhân viên chia sẻ, công việc này khá... "dơ" vì chất thải nồng nặc, đặc biệt là ngựa khá hung hăng khi có người cố kiểm soát chúng.

10. Nhân viên vệ sinh môi trường

Đây thực sự là những người hùng giúp không gian sống của chúng ta lúc nào cũng sạch sẽ. Hằng ngày họ phải tiếp xúc với nhiều các rác thải, chất bẩn, thậm chí sức khỏe cũng bị đe dọa phần nào khi phổi hít vào những chất độc, mùi hôi thối.

Theo R.D

10 môi trường làm việc độc hại nhất thế giới, dẫu lương cao nhưng chưa chắc đã có người ứng tuyển - Ảnh 4.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày