1. Súp lơ
Súp lơ, thuộc họ cải, là loại rau dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, sâu bọ và rệp, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây. Để bảo vệ cây trồng khỏi những mối đe dọa này, người trồng thường sử dụng thuốc trừ sâu như một biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, việc này có thể khiến rau bị dư lượng hóa chất, làm giảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
Do đó, khi chế biến súp lơ, việc rửa sạch và kỹ lưỡng là rất quan trọng để loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình.
2. Cải xanh
Cải xanh là loại rau lá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Giống như súp lơ, cải xanh cũng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, rệp và sâu hại, ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng của cây trồng. Do đó, để bảo vệ sự phát triển của cây cải, người ta thường sử dụng thêm thuốc trừ sâu thậm chí thuốc diệt nấm.
3. Dưa chuột
Dưa chuột có thời gian sinh trưởng ngắn và dễ bị tấn công bởi bệnh thối quả và virus đốm dưa leo. Đây cũng là một trong những loại rau ăn quả sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng nhất. Vì vậy, khi ăn dưa chuột, ngoài việc rửa sạch kỹ lưỡng, tốt nhất nên gọt vỏ để loại bỏ dư lượng hóa chất, đảm bảo an toàn sức khỏe.
4. Rau chân vịt
Rau chân vịt là loại rau lá dễ bị tấn công bởi nấm, sâu hại và rệp, khiến việc sử dụng thuốc trừ sâu trở nên cần thiết để kiểm soát các bệnh do vi khuẩn và sâu bọ gây ra.
Khi chế biến rau chân vịt, rửa sạch rau là thao tác không thể thiếu, bên cạnh đó còn cần gọt bỏ cuống và các phần lá bị hư hỏng vì đây là những nơi thuốc trừ sâu dễ tích tụ.
5. Ớt
Theo các nghiên cứu của các chuyên gia, ớt tươi và ớt chuông thường xuyên phải sử dụng thuốc trừ sâu do dễ bị tấn công bởi bệnh phấn trắng, rệp cánh và sâu bọ. Ngoài việc giúp ớt có được vẻ ngoài bóng loáng, việc phun thuốc trừ sâu còn giúp ớt giữ được màu sắc tươi sáng, tránh bị thâm đen và nhanh hư hỏng trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ.
6. Hẹ
Hẹ là loại rau dễ trồng và có thể thu hoạch liên tục sau một lần gieo trồng, tuy nhiên, nó rất dễ bị tấn công bởi rệp và sâu hại, đặc biệt là sâu mọt. Để phòng trừ những mối nguy này, người nông dân thường sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình trồng cây hẹ để kiểm soát sâu bệnh.
7. Bắp cải
Bắp cải cũng thuộc họ cải nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và sâu bọ, vậy nên không mấy bất ngờ khi loại rau lá xanh này nằm chễm chệ trong danh sách "tắm" thuốc trừ sâu.
8. Rau muống
Rau muống là loại rau quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình, đặc biệt là vào mùa hè. Với vị thanh mát, một bát canh rau muống không chỉ giúp giải nhiệt hiệu quả mà còn giúp giải ngấy sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ.
Song, đây cũng là loại rau chứa nhiều thuốc trừ sâu. Một đặc điểm dễ nhận biết của rau muống chứa nhiều thuốc trừ sâu đó là thân to, lá to và dài hơn bình thường, khi rửa sẽ nổi nhiều bọt.
9. Giá đỗ
Giá đỗ là một loại rau mầm rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong quá trình trồng và phát triển, giá đỗ dễ bị tổn thương và có thể bị nhiễm nấm mốc hoặc vi khuẩn.
Để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm, hầu hết mọi người thường sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc chống nấm nhằm bảo vệ cây trồng.
10. Cà chua
Cà chua có thể được coi là một trong những loại rau củ quả đứng đầu về việc sử dụng thuốc trừ sâu. Điều này là vì cà chua là một loại cây dễ bị tấn công bởi côn trùng và các bệnh lý, khiến người trồng phải thường xuyên sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng ngừa cho cây.
Nguồn: Toutiao