10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc

Vân Trang, Theo Helino 16:17 13/10/2019

Nhiều cha mẹ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân và tiếp tục ở bên nhau để cho con có đủ cha đủ mẹ như bao người. Tuy nhiên điều này có thể sẽ dẫn đến những rắc rối ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của trẻ.

Làm cha mẹ ai cũng mong cuộc sống gia đình hạnh phúc. Nhưng thực tế lại luôn phũ phàng khi nghiên cứu chứng minh, ngay cả những cuộc hôn nhân bền vững nhất cũng có thể sụp đổ với tỷ lệ 1:4, tức là cứ 4 cặp vợ chồng thì sẽ có 1 cặp có khả năng ly hôn.

Nếu ra đi khi chưa có sự rằng buộc nào thì không có vấn đề gì nhưng mọi điều sẽ trở nên phức tạp khi con cái họ ra đời. Quyết định ra đi hay giả vờ chung sống hạnh phúc tiếp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân để cho con có đủ cha đủ mẹ như bao người. Nhưng liệu cứ cố gắng sống tiếp có phải quyết định đúng đắn?

Dưới đây là 10 điều tai hại có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau "vì con cái" dù không còn hạnh phúc.

1. Khiến con trẻ không dám đứng dậy đấu tranh cho hạnh phúc bản thân

10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc - Ảnh 1.

Những đứa trẻ sẽ nhìn nhận thế giới theo chính mối quan hệ căng thẳng của cha mẹ, những người không dám đấu tranh cho hạnh phúc bản thân và bị bế tắc trong các mối quan hệ cũ. Trẻ sẽ thấy thật khó để có cuộc sống hạnh phúc và dần có xu hướng thu mình để có các mối quan hệ ở mức vừa đủ sống thôi. Đấu tranh cho những điều bản thân muốn dường như là điều vô ích, thậm chí nguy hiểm và chỉ đem đến sự thất vọng.

Cha mẹ nên cho trẻ hiểu rằng, mỗi người chỉ sống một lần và chúng ta phải nỗ lực hết sức mình để vượt qua khó khăn. Cuộc đời không phải là cuộc chơi dễ dàng và sẽ không còn gì ý nghĩa nếu chúng ta chỉ an phận trong vòng ranh giới an toàn.

2. Có thể khiến trẻ sợ hãi về tương lai

10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc - Ảnh 2.

Ngay cả khi cha mẹ tránh cãi nhau trước mặt con, linh cảm của con cái vẫn có thể nhận ra và dần chúng sẽ trở nên sợ hãi về tương lai. Có thể chúng chưa hiểu điều gì khiến cha mẹ chia tay, nhưng sẽ lo lắng khi không biết nên quyết định ở với ai. Những đứa trẻ sẽ sống trong sự lo lắng và sợ hãi khi lúc nào cũng phải cố gắng tránh làm điều gì có thể khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

Giao tiếp là chìa khóa duy nhất giúp trẻ ổn định tâm trạng. Ngoài ra, cha mẹ nên giải thích cho trẻ những gì đang diễn ra và đừng quên khẳng định, dù thế nào vẫn sẽ làm mọi cách để con được hạnh phúc.

3. Trẻ có thể bị ảnh hưởng tâm lý vì sự bảo vệ và quan tâm quá mức từ cha mẹ

10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc - Ảnh 3.

Khi trung tâm cuộc hôn nhân chỉ xoay quanh con cái, cha mẹ thường dễ dàng quên đi cuộc sống riêng của họ. Trên thực tế, nhiều cặp đôi bắt đầu thao túng hay kiểm soát con cái quá mức vì họ đã phải hy sinh cuộc sống cá nhân và trong tiềm thức, họ luôn mong muốn được đền đáp. Trong khi những cặp đôi khác dễ dàng để con tự do khám phá thế giới, những bậc cha mẹ chỉ sống vì con cái sẽ trở nên gay gắt hơn khi con có mong muốn được rời xa vòng tay gia đình. Đối với họ, con trẻ cần phải luôn nằm trong tầm kiểm soát và sự cho phép của cha mẹ.

4. Trẻ không thấy an toàn hoặc không nhận được sự quan tâm đúng mức

10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc - Ảnh 4.

Những trận cãi vã hay thái độ khó chịu của bố mẹ có thể khiến trẻ như đang ngồi trên quả bom hẹn giờ có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Chúng sẽ luôn cảm thấy thiếu an toàn vì không chắc chắn bố mẹ sẽ bảo vệ và luôn ở bên cạnh mình.

Dù hôn nhân tan vỡ nhưng trách nhiệm chính của cha mẹ vẫn là bảo vệ con cái khỏi bất cứ vấn đề chúng chưa tự mình giải quyết được.

5. Trẻ phải đối mặt với những vấn đề về thể chất lẫn tinh thần

10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc - Ảnh 5.

Theo nghiên cứu, con trẻ sống trong môi trường thù địch, thậm chí sự căng thẳng của cha mẹ không hiện ra, có khả năng chịu ảnh hưởng các vấn đề sức khỏe và tâm lý xã hội. Các nhà tâm lý học cho rằng sự căng thẳng này có thể khiến trẻ mất cân bằng hormone, tăng nhịp tim, rối loạn giấc ngủ và thậm chí gây ra một số bệnh tâm lý như tự kỉ hoặc trầm cảm. 

Vậy nên, ngay cả khi cha mẹ không lôi con vào cuộc xung đột điều này vẫn khiến con trẻ lờ mờ nhận ra và phần nào bị ảnh hưởng tâm lý.

6. Con trẻ không nhận ra niềm hạnh phúc trong các mối quan hệ tình cảm

10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc - Ảnh 6.

Trên thực tế, nhiều gia đình sẽ "truyền" lai cảm xúc tiêu cực từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi trẻ lớn lên sẽ thật khó để xây dựng mối quan hệ hạnh phúc khi chúng vẫn luôn được dạy rằng gia đình chỉ cần tồn tại để vừa lòng con cái và cho qua mắt thiên hạ. Những cảm xúc và sự tôn trọng ý kiến sẽ không còn quá quan trọng và việc hy sinh tất cả mọi thứ vì con cái là điều cần thiết nhất.

Và đừng quên rằng, con trẻ sẽ nhìn theo chính mối quan hệ tiêu cực của cha mẹ và học những điều cơ bản về tình yêu và cách kết nối cảm xúc áp dụng vào hôn nhân khi chúng trưởng thành.

7. Cảm thấy tội lỗi khi trở thành vật cản khiến cha mẹ không thể hạnh phúc

10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc - Ảnh 7.

Khi cha mẹ quyết định chung sống vì con cái, những đứa trẻ sẽ thấy mình là tội nợ khiến cha mẹ không hạnh phúc và chúng phải chịu tất cả trách nhiệm cho sự đổ vỡ của cả gia đình. Nhiều nghiên cứu chứng minh trẻ em là nhóm đối tượng cực kỳ nhạy cảm và thường có xu hướng đổ lỗi cho chính bản thân. Điều này có thể khiến trẻ giảm lòng từ trọng và thậm chí tự làm hại chính mình.

Cha mẹ nên cho con hiểu rằng, cảm xúc của cha mẹ dành cho nhau không ảnh hưởng đến tình yêu dành cho con cái và chúng không phải là người chịu trách nhiệm cho sự đổ vỡ hôn nhân.

8. Trẻ không biết cách giải quyết các cuộc xung đột

10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc - Ảnh 8.

Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Nếu cha mẹ không giải quyết được xung đốt mà để chúng tồn tại một cách dai dẳng thay vì giải quyết triệt đề sẽ ảnh hưởng đến hành vi của con trẻ trong tương lai. Thậm chí điều này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp của trẻ khi chúng cho rằng việc giữ im lặng và kìm nén cảm xúc là chuyện hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Cha mẹ nên cho con hiểu rằng, mọi mối quan hệ đều có lúc thăng lúc trầm và điều quan trọng nhất là đôi bên phải cùng cảm thấy dễ chịu thì mối quan hệ đó mới kéo dài mãi mãi được.

9. Trẻ không tự tin vào khả năng bản thân có thể kiểm soát tương lai

10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc - Ảnh 9.

Các bậc cha mẹ thường hiếm khi tìm hiểu điều gì con mình làm tốt nhất và cố tránh giao quyền cho trẻ quyết định công chuyện. Vì vậy trẻ chỉ dám cảm thấy khó chịu trong lòng thay vì tự đứng dậy tìm hiểu nguyên nhân và cố làm cho tình hình trở nên tốt hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tự đưa ra quyết định trong tương lai.

Thực tế, cha mẹ không nhất thiết phải cho con biết về mọi vấn đề cá nhân nhưng đã là một gia đình, con cũng nên được biết những vấn đề nghiêm trọng nào đang diễn ra trong chính căn nhà của mình.

10. Trẻ bị ảnh hưởng bởi các phương pháp giáo dục lạc hậu

10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc - Ảnh 10.

Thực tế, làm cha mẹ đâu phải chuyện gì dễ dàng. Điều đó lại càng trở nên khó khăn khi cha mẹ phải cố gắng duy trì cuộc hôn nhân một cách gượng ép. Giả vờ sống hạnh phúc có thể khiến các bậc phụ huynh không đủ tỉnh táo đề có thể toàn tâm cho việc giáo dục con cái và thậm chí chuốc sự tức giận lên người con một cách vô lý.

10 điều tiêu cực có thể xảy ra khi cha mẹ quyết định ở bên nhau “vì con cái” dù không còn hạnh phúc - Ảnh 11.