Trẻ thông minh thường bộc lộ khả năng đặc biệt ngay từ những năm đầu đời. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết tiềm năng trí tuệ vượt trội của con:
Trẻ thường sẽ biết lẫy, ngồi, đi đứng sớm hơn 1–2 tháng so với trung bình.
Trẻ có thể sẽ nói sớm hơn so với độ tuổi trung bình như 10–12 tháng đã bi bô từ đơn, 18 tháng nói câu ngắn.
Trẻ luôn đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh: "Mây từ đâu ra?", "Sao ông trăng đi theo con?"... Nếu chưa nói được, trẻ luôn thể hiện sự quan tâm, chú ý và hứng thú với những thứ mới lạ như thường xuyên chỉ trỏ nếu thấy thứ gì đó mới mẻ, hấp dẫn.
Đặc biệt, trẻ không dễ dàng chấp nhận câu trả lời qua loa, muốn hiểu sâu vấn đề. Nếu chưa cảm thấy câu trả lời thỏa đáng, trẻ sẽ truy hỏi đến cùng. Đôi khi sẽ khiến người lớn phát sợ vì những câu hỏi liên miên không có hồi kết.
Trẻ có thể chơi đồ chơi, xem sách liên tục 30–45 phút mà không chán (dù mới 2–3 tuổi). Trẻ có thể nhanh chóng bị hấp dẫn bởi điều mới lại nhưng sẽ dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi về thứ đó.
Trẻ dễ bị "cuốn" vào hoạt động yêu thích (xếp hình, vẽ tranh). Trẻ tập trung cao độ vào việc mà mình đang làm, đôi khi sẽ phớt lờ người lớn. Chú ý rằng sự phớt lờ này là có chủ đích, bé biết người lớn gọi mình nhưng cố tình không trả lời để tập trung vào thứ mình đang có hứng thú. Trong điều kiện bình thường, trẻ vẫn đáp ứng tốt các tương tác với người lớn.
Trẻ nhớ đường đi sau 1–2 lần đến nơi. Trẻ nhớ được vị trí đồ đạc, nhớ mặt người quen hoặc nhớ rằng bản thân đã từng "ghét" ai đó.
Trẻ có thể thuộc lời bài hát, truyện dù chỉ nghe 1–2 lần. Trẻ phản ứng tốt với những điều quen thuộc và có những biểu cảm rõ ràng với những thứ đó như thích hoặc ghét bỏ.
Đôi khi trẻ còn nhớ chi tiết nhỏ như "Hôm nọ bà cho kẹo màu xanh" hoặc "con đánh rơi đồ chơi ở chỗ này".
Trẻ có thể sẽ biết dùng ghế kê cao để với đồ trên bàn. Khi không có ghế, trẻ biết tận dụng những đồ vật xung quanh để có thể với tới đồ vật mình muốn lấy
Tự nghĩ cách mở hộp, tìm đồ bị giấu mà không cần nhờ người lớn. Nếu không thể nhờ được người lớn, hoặc người lớn từ chối hỗ trợ, trẻ không bỏ cuộc ngay mà tiếp tục tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác hoặc loay hoay tự mình xử lý.
Thích đọc sách từ nhỏ, có thể "giả vờ" đọc truyện dù chưa biết chữ. Trẻ có thể phát âm chưa chính xác nhưng có thể xử dụng ngữ điệu đúng với hoàn cảnh.
Bên cạnh đó, trẻ có khả năng vận dụng ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ: Nếu trẻ chưa thể nói "bai" thì sẽ biết vẫy tay trong ngữ cảnh chào tạm biệt ai đó.
Bắt chước giọng điệu, từ ngữ của người lớn một cách chính xác. Trẻ có thể bắt chước ngữ điệu, hành động của bố mẹ khi trách mắng anh/chị lớn trong nhà.
Đừng bất ngờ khi trẻ vẽ tranh với chi tiết độc đáo (ví dụ: con mèo có cánh). Trẻ hứng thú với những thứ viễn tưởng như các phim hoạt hình có những nhân vật là động vật nhưng biết nói tiếng người, làm các công việc của con người.
Trẻ có thể sẽ kể cho người lớn nghe những chuyện phi logic nhưng có mạch lạc riêng. Thậm chí, trẻ có hẳn 1 câu chuyện tưởng tượng của riêng bản thân mình.
Nhận biết người lớn buồn/vui dù họ không nói. Trẻ có thể dễ dàng đồng cảm với cảm xúc của người lớn như nếu thấy mẹ khóc, trẻ sẽ thấy buồn và muốn an ủi mẹ theo bản năng.
Trẻ có thể biết an ủi, chia sẻ đồ chơi với bạn mà không cần nhắc. Nếu có anh/chị/em trong nhà, trẻ dễ dàng hòa đồng cùng anh/chị/em của mình dù ở bất kỳ độ tuổi nào.
Tre nhanh chóng cảm thấy nhàm chán với trẻ cùng tuổi nhưng tìm cách giao tiếp với anh/chị lớn và luôn cảm thấy hứng thú với việc tham gia vào cuộc chơi của những anh/chị lớn tuổi hơn.
Học hỏi nhanh từ người lớn hoặc trẻ lớn. Trẻ có thể bắt chước rất nhanh theo trẻ lớn/người lớn.
Biết chọc cười người khác bằng hành động/bắt chước. Khi thấy người lớn hưởng ứng hành động của mình, bé càng tỏ ra thích thú và lặp lại những hành động đó.
Đặc biệt, trẻ hiểu tình huống gây cười trong phim hoạt hình. Thậm chí khi trẻ chưa nói sõi, trẻ vẫn có thể hiểu được những câu nói hài hước và cười theo.
Không ép con học sớm: Trẻ thông minh cần được chơi tự do để phát triển tư duy. Việc học sớm chưa chắc đã mang đến hiệu quá mà còn làm gián đoạn phát triển tư duy của trẻ.
Tránh kỳ vọng quá cao: Áp lực "con tài năng" dễ khiến trẻ căng thẳng, mất hứng thú học tập và khám phá thế giới xung quanh mình.
Đừng ngại cho con đi chơi xa, đi du lịch cùng gia đình. Mỗi chuyến đi sẽ là 1 cơ hội để con khám phá và hiểu biết hơn.
Tránh áp đặt môn năng khiếu với trẻ, hãy để trẻ tự do lựa chọn. Nếu trẻ cả thèm chóng chán cũng nên thuận theo thay vì áp đặt trẻ phải học theo mong muốn, kỳ vọng của người lớn.