Ý thức quyết định hành động, nếu có con, bạn nên sớm dạy bọn trẻ 4 điều...

Empathy, Theo Doanh nghiệp & tiếp thị 05:00 29/10/2021

Khi còn nhỏ, học tập chính là con đường cơ bản để đi đến tương lai. Không ai có thể giúp, cũng không cha mẹ nào có thể ở cạnh thúc giục mãi được.

1. "Niềm vui buông thả", sẽ hủy hoại chính con

Có một cậu bé tên là Lôi Sở Niên, 15 tuổi, người Trung Quốc, trong trận động đất ở Tứ Xuyên, "người hùng bé nhỏ" này đã liều mình cứu được 7 người.

Những việc làm của Sở Niên đã được các báo đài đưa tin rầm rộ. Cậu bé từ một người bình thường trở thành "người hùng nhỏ của Tứ Xuyên."

Năm 2008, trong thế vận hội Olympic, Sở Niên đã được chọn làm người cầm ngọn đuốc chạy đi cổ vũ.

Sau khi nổi tiếng, Sở Niên quen biết rất nhiều người mới, mỗi lần tham gia các hoạt động khác nhau đều có xe ô tô đưa đón, ở khách sạn sang trọng.

Ở trường, cậu bé cũng trở thành người nổi bật nhất, đi đâu cũng có bạn bè vỗ tay khen tặng, ngưỡng mộ.

Sau này, Sở Niên được nhận vào một trường trung học cơ sở trọng điểm ở Thành Đô, được đặc cách miễn thi.

Tự do quá lâu, Sở Niên trở nên lười học, cậu ta bắt đầu chơi bời với những thanh niên phá phách, hút thuốc lá, yêu sớm,…

Nhưng do gia cảnh bình thường. Sở Niên dần dấn thân vào con đường phạm tội. Để có tiền ăn chơi, cậu đã đi lừa đảo cùng đám bạn.

"Người hùng" năm nào, giờ phải ngồi sám hối lỗi lầm của mình sau song sắt lạnh lẽo.

Ai mà chẳng thích tự do, nhưng bạn nên dặn con cái từ sớm: Không nên hưởng thụ những niềm vui buông thả.

Cuộc sống này không có cái khổ nào là vĩnh viễn, cũng không có sự hưởng thụ nào là mãi mãi. Buồn vui lẫn lộn mới là quy luật của cuộc sống.

Đừng vì ham mê hưởng thụ quả ngọt mà đi vào con đường khó quay đầu!

2. Muốn có động lực học tập, trước phải tự thúc giục bản thân

Tháng 9, Đại học Thanh Hoa chào đón một tân sinh viên ưu tú với số điểm 700.

Tân sinh viên đó là Trương Hạo Phi, sinh ra ở một vùng nông thôn thuộc tỉnh Hà Nam. Ai cũng nghĩ rằng Hạo Phi vốn là người thông minh, nhưng ít ai biết được những gì mà Hạo Phi đã trải qua.

Cha mẹ Hạo Phi là nông dân, không thể giúp đỡ gì nhiều trong việc học hành của con, là nhờ Hạo Phi đã tự mình học hỏi.

Tờ mờ sáng mỗi ngày, khi người khác còn đang ngủ say thì cậu đã bắt đầu học bài.

Cứ sau giờ thi, trong lúc bạn học đi thư giãn, thì cậu ấy lại nghiên cứu kỹ đề, xem lại những câu sai.

Có đôi khi, vì muốn tính ra một đề khó, cậu ấy thậm chí còn quên ăn quên ngủ.

Sau khi được nhận vào Đại học Thanh Hoa, cha đưa cậu ấy đi ăn tô mì bò 10 tệ (trên 35 VND) để ăn mừng, nhưng cậu ấy lại thấy tiếc.

Vậy mà ăn xong, Hạo Phi lại vội vào tiệm sách mua một bộ sách giáo khoa vật lý trị giá 180 tệ (642 VND).

Mỗi ngày, Hạo Phi sẽ giúp cha mẹ hoàn thành việc đồng áng trước, sau đó tự học trong ba, bốn tiếng.

Dù đã là sinh viên năm ba, nhưng thói quen sinh hoạt của Hạo Phi vẫn chưa bao giờ thay đổi. Cậu vẫn dậy sớm làm bài mỗi ngày.

Sự chăm chỉ của Hạo Phi, không nhờ ai thúc giục, mà tất cả đều do một mình cậu tự nguyện và tự kỉ luật bản thân.

Điều này khiến tôi nhớ đến phương châm của trường đại học Harvard:

"Học tập không phải toàn bộ cuộc sống. Nhưng ngay cả một phần nhỏ cuộc sống là học tập bạn còn không chinh phục được, thì có thể làm được việc gì khác?"

Khi còn nhỏ, học tập chính là con đường cơ bản để đi đến tương lai.

Không ai có thể giúp, cũng không cha mẹ nào có thể ở cạnh thúc giục mãi được.

Động lực tốt nhất để học hành không phải nhờ người khác, mà phải "tự mình vận động".

3. Học hành không chỉ vì điểm số

Thời nay, có rất nhiều bạn nhỏ bị áp lực bởi điểm số.

Bọn trẻ không hiểu được rằng, học hành nên là cách để gia tăng kiến thức, mở rộng tầm nhìn và tâm hồn, chứ không nên trở thành một sự ép buộc như thế.

Lúc trước, diễn viên Hồ Ca bị thương trong tai nạn ô tô, vết thương bên trong không thể chữa lành, và sự nghiệp của anh cũng đi xuống từ đó.

Để an ủi chính mình, Hồ Ca đã bắt đầu đọc sách.

Sau khi đọc quyển sách "Thiền và nghệ thuật bảo dưỡng xe máy", áp lực trong lòng Hồ Ca dần được giải tỏa.

Từ đó, cứ có thời gian rảnh, anh lại lấy sách ra đọc.

Đọc sách không chỉ khiến chúng ta hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, mà còn giúp chúng ta thoát ra khỏi thế giới u ám.

Như Maugham từng nói: "Sách là nơi ẩn náu nhỏ bé mà bạn có thể mang theo bên mình."

Muốn học hành giỏi, trước hết hãy nên có cách nhìn nhận đúng về nó. Mong rằng phụ huynh sẽ không áp đặt con cái phải đạt điểm cao, cũng mong rằng các con có thể hiểu học hành thật ra là một con đường gian khổ nhưng đầy thú vị!

4. Có đam mê và dám thực hiện, thì cuộc sống mới thêm phần màu sắc

Ai cũng cần có sở thích để làm phong phú tâm hồn và thêm hương vị cho cuộc sống.

Bồi dưỡng một sở thích, là đang khiến cuộc sống thêm khác biệt.

Tôi có một cô bạn yêu thích vẽ tranh từ nhỏ. Phòng khách và phòng ngủ cô ấy treo đầy các bức tranh do chính tay cô ấy vẽ.

Cô ấy rất hạnh phúc vì điều này, nó là cách để cô ấy chứng tỏ giá trị bản thân cũng như giải tỏa áp lực…

Sở thích có thể sẽ không mang lại lợi nhuận cho bạn nhiều như việc đầu tư, cũng không mang lại danh tiếng cao, nhưng nó sẽ tô điểm cho cuộc đời bình thường của chúng ta thêm nhiều màu sắc.