Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội

Thanh Vân - Khánh Hà, Theo Phụ Nữ Số 13:42 21/04/2025
Chia sẻ

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2025), Bảo tàng Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “Ký ức ngày Thống Nhất” – một hành trình ngược dòng lịch sử đầy xúc cảm, tái hiện không khí hào hùng của ngày non sông liền một dải.

Hướng tới cột mốc trọng đại – 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), ngày 12/4, Bảo tàng Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và Công ty TNHH Mind Group đã chính thức khai mạc triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” và không gian trưng bày “Ký ức ngày Thống Nhất”. Đây là hành trình đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp kiêu hãnh, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam giữa những năm tháng chiến tranh khốc liệt – nơi tà áo dài không chỉ là biểu tượng của nét đẹp văn hóa, mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường, lòng yêu nước và sự hy sinh thầm lặng.

Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 1.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 2.

Hàng trăm hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý giá được lựa chọn kỹ lưỡng đã cùng nhau tái hiện một không gian ký ức chân thực và xúc động. Triển lãm không chỉ giúp người xem sống lại những khoảnh khắc thiêng liêng của dân tộc trong hành trình đi đến thống nhất, mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc và hun đúc khát vọng hòa bình trong tâm hồn thế hệ hôm nay.

Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 3.

Gần 100 hiện vật, hình ảnh và tư liệu quý giá được chọn lọc đã tái hiện chân thực hình ảnh tà áo dài gắn liền với những người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến – từ chiến hào khốc liệt đến các diễn đàn quốc tế. Đó là những tà áo đi cùng tinh thần kiên trung và vẻ đẹp bất khuất của những nữ anh hùng như liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Quý... cùng những lá thư, lá đơn tình nguyện ra trận, những kỷ vật cá nhân đậm dấu thời gian.

Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 4.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 5.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 6.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 7.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 8.

Trưng bày thu hút nhiều người dân đến thăm quan dù vào ngày thường.

Phần trưng bày chuyên đề về áo dài – tâm điểm xúc cảm của lễ khai mạc triển lãm – đã chính thức khép lại sau ngày đầu tiên (12/4). Tuy nhiên, hành trình ký ức vẫn tiếp tục được gìn giữ và lan tỏa thông qua các hiện vật còn lại của triển lãm qua trưng bày "Ký ức ngày Thống Nhất".

Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 9.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 10.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 11.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 12.

Những kỷ vật của các liệt sĩ như Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Quý,... khiến nhiều người không khỏi bồi hồi, xúc động.

"Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" là quyết tâm của nhân dân Thủ đô. Từ năm 1965-1975, Hà Nội tố chức 29 đợt tuyển quản, hàng trăm nghìn thanh niên nhập ngũ, hàng nghìn đảng viên, hàng vạn đoàn viên, hàng trăm y, bác sỹ, kỹ sư, chiến đấu và phục vụ trên kháp các chiến trường. Nhiều phóng viên tình nguyện vào chiến trường ghi lại hình ảnh các chiến sĩ chiến đầu trong làn mưa bom, bão đạn, gửi tin tức về Bắc. Các đoàn văn công mang theo lời ca, tiếng hát, động viên tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ trên chiến trường: Thanh niên xung phong Hà Nội có mặt tại các tuyến lửa như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, luôn đảm bảo giao thông thông suốt.

Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 13.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 14.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 15.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 16.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 17.

Tổ hợp không gian trưng bày, giới thiệu tài liệu, hiện vật, kỷ vật tiêu biểu của một số cựu chiến binh ngượi Hà Nội thuộc nhiều lĩnh vực khắc nhau tham gia chiến đấu và phục vụ chiến trường trên nhiều chiến trường, mặt trận. Thông qua những câu chuyện, những kỷ vật, chúng ta có thể hình dung được sự hi sinh lớn lao của các thế hệ đi trước đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 18.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 19.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 20.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 21.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 22.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 23.

Tại trưng bày, người dân có thể được quan sát trực tiếp những kỷ vật trải qua bom đạn chiến tranh như hầm phòng không, còi báo động, pháo cao xạ,... Còi báo động do Công ty Cơ khí Hà Nội sản xuất vào những năm 50 của thế kỷ XX. Còi được đặt trên nóc của Nhà máy Cơ khí Hà Nội, báo động cho công nhân, nhân dân khi có máy bay Mỹ ném bom Hà Nội. Các lực lượng chiến đấu vào vị trí sẵn sàng tác chiến. Khi có tín hiệu máy bay Mỹ sắp đến, người chỉ huy sẽ có nhiệm vụ bấm nút còi từ hầm Bộ Tổng tham mưu, lập tức chiếc còi trung tâm sẽ rú vang. Sau khi nhận được tín hiệu từ còi trung tâm những chiếc còi còn lại sẽ rú vang theo.

Hầm phòng không: Hiện vật là phần dưới và nắp hầm được bố trí trên vỉa hè trước nhà ông Ngô Thế Phong, phố Phan Chu Trinh, khoảng thời gian 1966 - 1972. Ông Phong đã có một thời gian làm công nhân cho công ty Nam Thắng đặt trụ sở tại xí nghiệp Vĩnh Tuy, nơi duy nhất chuyên sản xuất ống giếng (ống cống) khi đó nhân dân gọi là ống "buy" (từ giếng trong tiếng Pháp là "puits" bị đọc chệch đi) để làm hầm trú ẩn cá nhân". Hầm tránh bom cá nhân chủ yếu tránh được bom bi, mảnh bom và đặc biệt là tránh được cả một phần sức ép của bom vì hầm được chôn trong lòng đất và bao quanh bằng khối bê tông, trước khi đưa vào sản xuất và sử dụng, công nhân đã thí nghiệm để thử sức ép của bom, hạn chế thương vong".

Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 24.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 25.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 26.
Xúc động những kỷ vật gắn với ký ức ngày thống nhất của quân dân Thủ đô đang trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội- Ảnh 27.

Trưng bày "Ký ức ngày Thống Nhất" được duy trì mở cửa phục vụ công chúng từ 12/4 đến hết ngày 4/5 tại Bảo tàng Hà Nội.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày