Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km

QT - Ảnh: Hòa Trần, Theo Trí Thức Trẻ 07:00 14/01/2019

Sáng 13/1, 87 PWD (người khuyết tật)/AOS (nạn nhân chất độc da cam) đã hoàn thành cự ly 5 km trong khuôn khổ Giải marathon TP. HCM 2019 với sự chứng kiến của Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam.

Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, hiện nay tại Việt Nam ước tính có hơn 6 triệu người, tức gần 8% dân số cả nước đang sống chung với khuyết tật. Trong số đó nạn nhân chất độc màu da cam và con cái của họ chiếm tỷ lệ không nhỏ. Trong cuộc chiến 50 năm trước, thuốc diệt cỏ mang tên chất độc màu da cam đã bị rải xuống Việt Nam. Hệ quả là đến tận ngày nay một số không nhỏ trẻ sinh ra bị bệnh bẩm sinh mà gia đình bất lực đối phó.

Với mong muốn nhân đạo nhằm nâng cao ý thức và sự đồng cảm của cộng đồng với những nỗ lực, phấn đấu của người khuyết tật/nạn nhân chất độc da cam (PWD/AOS) vượt lên trên hoàn cảnh và điều kiện khó khăn của bản thân và hỗ trợ họ vươn lên và hòa nhập xã hội, Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM (HPDF) triển khai chương trình Sáng kiến Màu cam (OI). 

Tiếp theo sự thành công của Sáng kiến Màu cam tại Giải việt dã TP. HCM 2017 và 2018, HPDF tiếp tục phối hợp cùng Pulse Active, đơn vị tổ chức Giải marathon TP. HCM , triển khai các hoạt động ủng hộ PWD (người khuyết tật)/AOS (nạn nhân chất độc da cam) trong khuôn khổ Giải marathon TP. HCM 2019.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 1.

HPDF đã tổ chức cho 87 PWD (người khuyết tật)/AOS (nạn nhân chất độc da cam) và người hỗ trợ tham gia chạy cự ly 5 km trong khuôn khổ Giải marathon TP. HCM 2019 với sự chứng kiến của Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam, và Kình ngư Nguyễn Hồng Lợi.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 2.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch HPDF cũng tham gia đường chạy 5km này.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 3.

Đây là hoạt động có ý nghĩa động viên rất lớn đối với người PWD/AOS.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 4.

Đa phần những nạn nhân không thể đi lại được đều sử dụng xe lăn để hoàn thành đường chạy.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 5.

Riêng anh Nguyễn Đức - người em trong cặp sinh đôi dính liền ở Việt Nam đã bắt đầu đường chạy bằng chính đôi nạng và 1 chân của mình.

Trong buổi chạy, mọi người đặc biệt chú ý đến anh Nguyễn Đức - là người em trong cặp song sinh Việt - Đức dính nhau phần bụng chậu, bộ phận sinh dục, hậu môn, có hai chân và một chân cụt, chào đời tại Kon Tum ngày 25/2/1981. Cuộc đại phẫu tách rời hai anh em kéo dài 15 giờ ngày 4/10/1988 diễn ra thành công tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từng gây chấn động nền y học nước nhà, được ghi vào sách kỷ lục thế giới.

Nguyễn Đức lập gia đình năm 2006 và 3 năm sau, vợ chồng anh có hai người con sinh đôi một trai một gái khỏe mạnh bình thường. Dù mất một chân, đi lại khó khăn nhưng anh Đức vẫn tự mình giải quyết mọi vấn đề từ cá nhân đến công việc.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 6.

Anh Nguyễn Đức từng được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima (Nhật Bản).

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 7.

Dù mất một chân, đi lại khó khăn nhưng anh Đức vẫn tự mình giải quyết mọi vấn đề từ cá nhân đến công việc. Trong giải chạy HCMC Marathon 2019, anh khiến nhiều người ngạc nhiên khi hoàn thành xuất sắc 5km đường chạy bằng chính nỗ lực của mình.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 8.

Nhiều nạn nhân chất độc da cam không thể đi lại sẽ được tình nguyện viên của HPDF và Sáng kiến màu cam đẩy xe lăn về đích.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 9.

Một số khác tự hoàn thành chặng đua bằng chính sức mình.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 10.

Niềm vui, nụ cười của tất cả vận động viên đặc biệt tham gia giải chạy này.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 11.

Đối với số đông, chặng đường 5km có thể không mang lại quá nhiều trở ngại. Nhưng với người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam, cùng với những khiếm khuyết trên cơ thể, việc hoàn thành chặng đường 5km cần một nỗ lực phi thường.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 12.

Những người khuyết tật sẽ không còn phải độc bước một mình, bởi sau lưng họ luôn có sự giúp đỡ của rất nhiều người đồng hành, đặc biệt là dự án Sáng kiến Màu cam.

Xúc động khoảnh khắc người em trong cặp song sinh Việt - Đức chống nạng về đích đầu tiên trên đường chạy 5km  - Ảnh 13.

Chương trình tổng kết và tuyên dương 3 người khuyết tật, trong đó, anh Nguyễn Đức là người có thành tích xuất sắc nhất vì cán đích đầu tiên sau thời gian ngắn.

Những hình ảnh khác của buổi chạy.