Xem lại cả trăm lần kỳ tích U23 Việt Nam cũng không hết bồi hồi xúc động như lần đầu, nhưng tại sao vậy?

Oct, Theo Helino 19:35 24/01/2018
Chia sẻ

Những cảm xúc mà U23 Việt Nam đem lại cho người hâm mộ trong giai đoạn này là không gì đánh đổi được. Nhưng có lý giải gì không, khi dù xem đi xem lại cả trăm lần, chúng ta vẫn cảm thấy xúc động như lần đầu vậy?

Có lẽ cũng chẳng cần dông dài nữa, khi cảm xúc mà bóng đá mang lại đã quá sức rõ ràng. Hàng triệu con tim đã phải trải qua những phút giây hồi hộp, giật thót từng cơn, để rồi hét lên sung sướng và đánh rơi những giọt lệ đầy tự hào khi đội tuyển U23 Việt Nam làm nên cơn địa chấn ở giải vô địch U23 châu Á.

Chiến thắng đầy chấn động của U23 Việt Nam còn để lại dư âm trong lòng người hâm mộ trong rất nhiều ngày sau đó. Nhưng có lẽ, điều đặc biệt nhất là chúng ta có thể xem đi xem lại cả trăm lần những khoảnh khắc tuyệt diệu ấy, mà cảm xúc dường như vẫn còn vẹn nguyên.

Cảm giác bồi hồi, xúc cảm trào dâng, và điều này cũng đúng cả với rất nhiều trận đấu khác nữa của bóng đá Việt Nam trên đấu trường quốc tế, ví dụ như bàn thắng của Công Vinh vào lưới Thái Lan trong AFF Cup 2008 chẳng hạn.

Nhưng tại sao dù chỉ là một khoảnh khắc, dù có xem đi xem lại bao nhiêu lần, con người ta vẫn cứ cảm thấy bồi hồi đến vậy? Câu trả lời chính là bóng đá, và... hormone của chúng ta.

Hormone - thủ phạm cho mọi thứ cảm xúc

Hormone chính là thứ chịu trách nhiệm chi phối cảm xúc, và nó bị ảnh hưởng bởi mọi hành động của chúng ta. Ví dụ khi ôm người thân thiết, hormone oxytocin được tiết ra sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. Hoặc khi làm bài kiểm tra, cortisol - hormone stress sẽ xuất hiện, dễ tạo ra cảm giác cáu gắt.

Xem đá bóng cũng vậy, hormone trong cơ thể sẽ tiết ra. Trước tiên là testosterone - hormone sinh dục nam, với tác dụng phụ là tăng cường năng lượng não bộ, cải thiện nhận thức, và giúp cơ bắp phát triển. Và theo nhiều nghiên cứu chứng minh, việc được thấy đội nhà thắng cuộc thậm chí còn đẩy lượng testosterone trong cơ thể lên ngưỡng cực kỳ cao.

Xem lại cả trăm lần kỳ tích U23 Việt Nam cũng không hết bồi hồi xúc động như lần đầu, nhưng tại sao vậy? - Ảnh 2.

Pha bóng rụng tim của Quang Hải

Tiếp đến là dopamine - hormone tạo cảm giác hưng phấn. Chứng kiến đội nhà thắng cuộc sẽ làm lượng dopamine tăng vọt. Nhưng hormone này không chỉ khiến ta vui, mà còn kích hoạt khu vực học hỏi và ghi nhớ trong não bộ nữa.

Kết quả, não bộ của bạn sẽ ghi nhớ và khiến bạn đam mê thể thao hơn, hòng kiếm tìm lại cảm giác sung sướng ấy. Đồng thời, mỗi khi xem lại các khoảnh khắc cũ, não bộ vẫn cho ra những phản ứng tương tự, đặc biệt là nếu để lâu lâu xem lại một lần.

Chưa hết, trong não còn có một loại tế bào, được gọi là "tế bào gương" (mirror cell). Đây là một dạng tế bào thần kinh có thể bị kích hoạt không chỉ bằng hành động cụ thể, mà chỉ cần nhìn thấy hoặc nghe thấy là đủ.

Xem lại cả trăm lần kỳ tích U23 Việt Nam cũng không hết bồi hồi xúc động như lần đầu, nhưng tại sao vậy? - Ảnh 3.

Chính loại tế bào này đã lý giải vì sao nhiều người thích chơi bóng đá, rồi chỉ cần xem người khác đá cũng đủ để thấy phấn khích rồi. Họ sẽ có cảm giác như chính mình đang thi đấu vậy, và cảm giác phấn khích là tương đương.

Những hiệu ứng này hoàn toàn có thể tìm thấy ở những môn thể thao khác nữa. Nhưng không quan trọng, vì spotlight của chúng ta giờ đây chỉ dành cho bóng đá và U23 Việt Nam mà thôi.

Nguồn tham khảo: Ted - ed

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày