Nhạn Môn Quan là cửa ải trọng yếu của Trường thành vạn lý. Địa danh nhân tạo phân định Trung nguyên với biên ngoại. Phàm những kẻ ôm mộng “săn huơu”, bá vương chi giả đều ít nhất một lần đến Nhạn Môn quan, cảm thán hưng vong quốc sự. Nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế cực kỳ hiểm trở, cái tên Nhạn Môn Quan mang hàm ý chỉ có những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ mà nghiêm mật này.
Nhưng khởi thủy, cái tên Nhạn Môn Quan bắt nguồn từ một sự tích Phật gia. Chuyện rằng trên đường thuyết giảng về đạo lý Nhân - Quả, một cao sư mệt mỏi ghé đến chốn biên thùy. Khi ấy, xung quanh ông chỉ là một vùng hoang vắng, không người cư ngụ. Sức cùng lực kiệt, cao sư ngã gục dưới cổng quan ải. Một bầy chim nhạn bay qua. Một con chim nhạn cảm thương cao sư, gieo mình vào vách núi tuẫn tiết, dâng thân xác mình cứu cao sư. Nhà sư mang ơn chim nhạn, nhưng cũng không thể phạm vào Phật quy, nên lập miếu thờ chim nhạn, rồi cả hai cùng hóa đá. Người đời về sau gọi quan ải này là Nhạn Môn Quan.
Ngày A Tử chọn cách gieo mình xuống chân biên thành, cũng như con chim nhạn ngày nào, chọn cái chết để hy vọng giúp được người mình trọng vọng. A Tử chết vì thâm tâm cô không thể quên được Kiều Phong, mà sống thì càng không thể trả trọn nợ cho “đệ nhất si tình” Du Thản Chi. Tiếc là một lần nữa, A Tử nhỏ nhoi, như con chim nhạn kia, chỉ có thể để lại niềm bi thương mà trở thành sự hy sinh lạc lõng.
Trong cuộc bài trí kinh thiên động địa khi chọn con đường giả chết, ngay cả Kiều Phong cũng không ngờ tới những lớp lớp bi kịch dồn về hí trường Nhạn Môn Quan. Giang hồ về sau coi cái chết của A Tử là một “tổn thất ngoài dự kiến” mà bản thân Kiều Phong không thể lường hết được.
Người Khiết Đan vốn coi Nhạn Môn Quan là nỗi tủi hờn, là đỉnh mốc chinh phục khi chính thức tiến vào Trung nguyên. Triều Tống cũng coi Nhạn Môn quan là điểm dừng cuối của các đợt tiễu phạt, không truy cùng giết tận. Trời đất mang mang, bỗng dưng xuất hiện một làn ranh mỏng manh nhưng khốc liệt, chứng kiến biết bao xương máu dũng sĩ đổ xuống.
Sau bao năm, Nhạn Môn Quan lại một lần nữa dậy sóng trong Thiên Long Bát Bộ 3D. Cái Bang tái khởi, Tống trưởng lão của Cái Bang cùng 6 đệ tử đột ngột bị người Khiết Đan vây hãm giữa trùng trùng sát khí. Võ lâm Trung nguyên kêu gọi chiến dịch ‘Thủ hộ Nhạn Môn Quan’, tập trung nhân lực vật lực ở Tô Châu, biến Tô Châu thành hậu cứ cho sự kiện chấn động. Chỉ những cao thủ nhất lưu mới dám xung ải Nhạn Môn.
Bí ẩn kinh thiên nào đang được Tống trưởng lão nắm giữ lại khiến người Khiết Đan quyết cầm chân Cái Bang phái ở cổng Nhạn? Bao nhiêu môn phái ở Trung nguyên tham gia chiến dịch ‘Thủ hộ Nhạn Môn Quan’ là thực lòng hỗ trợ Kiều Phong? Bao nhiêu là kẻ thả mồi câu trong nước đục?
Dành cho những cao thủ cấp 80 trở lên, phó bản Nhạn Môn Quan luôn rộng mở cả ngày để người chơi trổ tài vượt ải. Tham gia phó bản, các game thủ Thiên Long Bát Bộ 3D Mobile phải tạo thành các tổ đội, ít nhất 2 người trở lên. Tùy vào sức mạnh của mình, các tổ đội có thể lựa chọn hình thức phó bản: thường, khó, cao thủ tương ứng với sức mạnh của quái cấp 80, 90, 100. Chinh phục phó bản Nhạn Môn Quan, game thủ sẽ nhận được những phần thưởng quý giá: Toái phiến mỹ nhân cúc kiếm, thú cưỡi – sói (hạn giờ), băng phách đơn, trang bị cấp cao (cấp 100), danh hiệu, công trạng… |
Trang chủ: http://tl3d.360game.vn/.
Fanpage: https://www.facebook.com/tl3dm.