Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 21:30 12/03/2021

Ngày nay, khi bản sắc cá nhân được đề cao trong hầu hết mọi lĩnh vực thì "thương hiệu cá nhân" càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ giúp bạn xác định mình là ai mà còn có thể giúp bạn kiếm tiền từ nó.

Có bao giờ bạn thắc mắc: một nhãn hàng, công ty cần phát triển thương hiệu, đó là điều đương nhiên. Nhưng tại sao ngay cả con người, đặc biệt là người trẻ lại cần phải xây dựng thương hiệu cho mình? Điều đó tác động thế nào đến sự nghiệp và cuộc sống của họ sau này?

1. "Personal brand" - giá trị lớn nhất mà bạn nên đầu tư ngay hôm nay

Nó nhiều hơn là những bức ảnh đẹp long lanh trên Instagram hay những status với lượng "tim" lên đến cả ngàn. Nó là thứ chẳng thể thấy tận mắt, sờ tận tay nhưng lại rất mất thời gian để gầy dựng và nếu không cẩn thận thì có thể "sụp" bất cứ lúc nào.

Đầu tiên, để hình dung rõ hơn về thứ gọi là "thương hiệu". Hãy nhìn vào những hình ảnh dưới đây và cho tôi biết bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên:

Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z - Ảnh 1.

Gordon Ramsay

Vị đầu bếp nổi tiếng "nóng như lửa", chủ nhân của loạt chương trình truyền hình thực tế về bếp núc như MasterChef, Hell's Kitchen. Tất nhiên là nấu ăn cũng rất ngon!

Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z - Ảnh 2.




Billie Eilish

Hiện tượng mới của âm nhạc thế giới với giọng hát nội lực, bí ẩn cùng hình ảnh nghịch ngợm, khác biệt. Đồng thời là chủ nhân của 4 kèn vàng Grammy danh giá cho tất cả những hạng mục quan trọng nhất.






Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z - Ảnh 3.

ASUS VivoBook

Dòng laptop cá nhân với màu sắc năng động, táo bạo kết hợp thiết kế thời thượng cùng hiệu suất mạnh mẽ đại diện cho bản sắc giới trẻ.



Nói nôm na dễ hiểu, thương hiệu chính là hình ảnh hay ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn khi nhìn thấy một nhãn hiệu, sản phẩm nào đó. Thương hiệu giúp bạn phân biệt nó với những nhãn hiệu, sản phẩm, cùng loại.

Cũng như một nhãn hiệu hay sản phẩm, con người cũng có thương hiệu của riêng mình. Đó chính là những hình ảnh, ý nghĩ hay dấu hiệu cá nhân mà khi nhắc về người đó, bạn lập tức nghĩ tới và nó giúp bạn phân biệt họ giữa hàng triệu người khác. Nhìn vào những nhân vật nổi tiếng, bạn có để ý rằng tất cả họ, cho dù hoạt động trên cùng một lĩnh vực thì mỗi người đều có một dấu ấn riêng, bạn hoàn toàn có thể tìm ra sự khác biệt giữa họ với vô vàn người khác.

Ngày nay, khi bản sắc cá nhân được đề cao trong hầu hết mọi lĩnh vực thì "thương hiệu cá nhân" càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ giúp bạn xác định mình là ai mà còn có thể giúp bạn kiếm tiền từ nó. Nhiều năm trước, ý tưởng này thường bị xem là một trò đùa. Xây dựng một thứ vô hình để kiếm ra tiền tươi thóc thật á? Nhưng đến thời điểm hiện tại, khi mà MXH đã quá bùng nổ thì đây không còn là câu chuyện "giỡn chơi".

Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z - Ảnh 4.

Rất nhiều người trẻ đã và đang xây dựng cho mình những “đế chế” riêng trên Facebook, Instagram, YouTube hoặc TikTok. Sau khi đã có một lượng người theo dõi nhất định, họ dùng chính sức ảnh hưởng và tiếng nói của mình để biến chúng thành những nguồn thu nhập vững mạnh.

Bạn có thể lý giải rằng vì họ giỏi, họ có tài sẵn nên thành công là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu mà thôi! Tuy nhiên, thực tế là tất cả họ, dù hoạt động trên lĩnh vực nào thì cũng phải khẳng định với công chúng, những người hâm mộ rằng họ là ai, họ là người như thế nào, tại sao họ lại khác biệt. Bạn yêu mến chính là sự khác biệt đó! Khi bạn muốn thành công, muốn chứng tỏ mình, bạn cũng sẽ phải làm điều tương tự: khẳng định bạn là ai và vì sao bạn khác biệt so với những người khác.

Thương hiệu và hình ảnh cá nhân không phải là tấm giấy thông hành giúp bạn đến thẳng với thành công, nhưng nếu biết xây dựng và đầu tư cho nó đúng mực thì các cơ hội sẽ tìm đến bạn dễ dàng hơn, từ đó mà con đường trước mắt cũng không còn quá gian truân, phức tạp.

Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z - Ảnh 5.

2. Học trình xây dựng thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân cũng giống như cách mà người ta vẫn thường dùng để quảng bá cho một sản phẩm mới. Nhưng nếu như đằng sau các sản phẩm kia là cả một bộ phận marketing, PR với đội ngũ hùng hậu hàng chục người thì bạn lại chỉ có một mình và hoàn toàn "đơn thân độc mã". Nhưng không sao, chỉ với 3 bước dưới đây, bạn đã có một cái nền khá vững chắc trên hành trình tạo dựng thương hiệu cá nhân rồi!

Bước 1: Tạo nền thương hiệu

Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân chính là việc "tạo nền" – hay gọi nôm na là quyết định tính chất của thương hiệu. Để làm được điều này, bạn cần tự đặt ra cho mình một số câu hỏi và trả lời chúng thành thật nhất có thể:

- Giá trị cốt lõi của tôi là gì?

- Đâu là niềm đam mê của tôi?

- Tài năng của tôi là gì?

- Tính cách nào khiến tôi cảm thấy tự hào nhất?

- Tật xấu của tôi là…

- Tôi ghét điều gì nhất?

- Hiện nay, ai là người nhận biết được thương hiệu của tôi?

- Nếu có thì họ đã miêu tả về tôi như thế nào?

Cốt lõi của việc xây dựng thương hiệu cá nhân không gì khác ngoài thành thật với chính mình. Bởi vì mỗi thương hiệu lớn đều được hình thành dựa trên nền tảng của cá tính và những thói xấu của cá nhân.

Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z - Ảnh 6.

Bước 2: Đóng gói thương hiệu

Dù đồng ý hay phản bác thì bạn không thể chối bỏ được sự thật rằng mọi người luôn bị thu hút bởi vẻ bề ngoài. Bạn vẫn thường xuyên được nghe đi nghe lại những điều như "Bề ngoài không làm nên thành công". Nhưng hãy thử đặt bạn vào vị trí của một người mua hàng, giữa một món hàng có bao bì được thiết kế đẹp đẽ, tinh tế với một món hàng chỉ có bao bì được chắp vá với đủ kiểu hình ảnh và font chữ, bạn sẽ chọn cái nào? Cốt lõi của vấn đề nằm ở đây!

Đây cũng chính là nền tảng để hình thành nên bước thứ hai trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân: "Đóng gói" thương hiệu! Sau khi xác định được từ khóa, hình ảnh mà bản thân muốn hướng tới, bạn sẽ thể hiện nó như thế nào? Giống như một món hàng, ấn tượng đầu tiên của khách hàng với sản phẩm rất quan trọng. Cuộc chiến marketing thật ra cũng chỉ là cuộc chiến trong tâm tưởng khách hàng mà thôi. Vậy, nếu bạn là một món hàng, ấn tượng đầu tiên mà bạn muốn người khác nhớ tới cả khi gặp ngoài đời lẫn hình ảnh trên mạng phụ thuộc vào cách bạn "đóng gói" chính mình. Đó là tên/ nickname, là phong cách ăn mặc, gu chụp ảnh, thần thái, cách nói chuyện, cách đăng status, thậm chí là cách chỉnh ảnh trước khi đăng lên MXH.

Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z - Ảnh 7.

Bước 3: Quảng bá thương hiệu

Art Blakey - một nhạc sĩ huyền thoại nhạc jazz từng nói: "If you’re not appearing, you’re disappearing" (Nếu bạn không xuất hiện, bạn đang biến mất). Một thương hiệu cá nhân tốt hoàn toàn có thể bị rơi vào quên lãng nếu không được quan tâm một cách đúng mực. Nếu bạn muốn người khác nói tốt về bạn, bạn buộc phải để họ "trải nghiệm" được những điểm tốt đó. Nếu bạn muốn được mọi người tin tưởng hay thậm chí là giao nhiệm vụ cho làm - bạn bắt buộc phải thường xuyên cho họ thấy những thành quả mà bạn từng đạt được.

Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z - Ảnh 8.

Ở khoản này, bạn hoàn toàn có thể học hỏi các thương hiệu lớn trong cách mà họ quảng bá cho thương hiệu và những sản phẩm của mình. Ví dụ nổi bật chính là thương hiệu ASUS với dòng laptop VivoBook 14/15. Để có thể đến gần hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu là những người trẻ thuộc Gen Z, ViVoBook 14/15 đã liên tục có những hoạt động ấn tượng như ra mắt MV rap "Tôi là tâm điểm"; khởi xướng thử thách "Tâm điểm khai trường" trên nền tảng TikTok; hợp tác với các influencer/ KOL trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Tô Đi Đâu (du lịch), ZKhoa (hoạ sĩ graffiti)...; đồng hành cùng Kenh14 để tài trợ cho hạng mục Rising Gen Z của WeChoice Awards 2020.

Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z - Ảnh 9.

Chỉ sau một thời gian ngắn, tất cả những hoạt động trên đã giúp thương hiệu ASUS VivoBook đi sâu hơn hơn vào đời sống của các bạn trẻ, dần in đậm và trong tâm trí của các GenZ với hình tượng thân thiện. Đồng thời khẳng định khả năng dẫn đầu trong việc nắm bắt các V-trending (trào lưu, xu hướng…giới trẻ) của thương hiệu, tạo sự đổi mới liên tục, khiến người dùng GenZ luôn phải tò mò dõi theo.

Từ đó, ASUS VivoBook dễ dàng trở thành dòng sản phẩm "top of mind", là cái tên xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của người trẻ Gen Z mỗi khi họ cần tìm những chiếc laptop mạnh mẽ, đa năng nhưng vẫn đủ trẻ trung, hiện đại.

Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z - Ảnh 10.

Những sản phẩm thuộc dòng ViVoBook 14/15 không chỉ phù hợp để học tập, làm việc mà còn là người bạn đồng hành tuyệt vời trong việc xây dựng thương hiệu và hình ảnh cá nhân. Đây là dòng sản phẩm tiên phong trang bị Intel Core i thế hệ thứ 11 với ưu thế vượt trội về hiệu năng hơn 40%, thời lượng pin bền bỉ ở mức thiết lập đến TDP 28W, lưu trữ SSD PCIe dung lượng lên đến 512GB, kết nối WiFi 6, âm thanh Harman Kardon, cảm biến bảo mật vân tay… Bạn có thể thoả sức sáng tạo và làm tất cả mọi thứ như chỉnh sửa hình ảnh, viết content, lập kế hoạch, dựng video, livestream… mà không sợ bị đứng máy, hết pin hay cạn dung lượng lưu trữ giữa chừng.

Còn chờ gì nữa, nghĩ về thương hiệu của bản thân và bắt tay xây dựng nó ngay hôm nay với chiếc ASUS VivoBook 14/15 đi nào!

Năm 2020, thương hiệu ASUS VivoBook đồng hành cùng Gen Z trong nhiều hoạt động, đồng thời trở thành nhà tài trợ cho Hạng mục Rising Gen Z của WeChoice Awards nhằm tôn vinh những đóng góp của các bạn trẻ thuộc thế hệ này dành cho cộng đồng.

Mở đầu 2021, ASUS Vivobook tiếp tục song hành cùng Gen Z trong loạt bài Hello Gen Z của Kenh14.vn - trang thông tin dành cho giới trẻ, nhằm lắng nghe và thấu hiểu bạn!

Ngoài ra, ASUS vẫn không ngừng mang đến sản phẩm phát triển cùng bạn tại đây.

Xây dựng thương hiệu cá nhân - bài học sống còn của Gen Z - Ảnh 12.