Theo thông tin từ phía công ty PV Pipe, sáng nay vào lúc 9h, đội tìm kiếm đã phát hiện thêm 2 nạn nhân là anh Hà Tiến Sơn (kỹ sư, quê Phú Thọ, sinh sống ở Vũng Tàu – sn 1988) và chị Nguyễn Thị Kim Hoàng (phụ bếp, sn 1995). Được biết, chị Hoàng bị sóng đánh trôi khỏi tay mọi người và chết trong thời gian lênh đênh trên biển, còn anh Sơn vì không biết bơi và bị uống nhiều nước nên đã chết ngay sau khi rơi xuống biển không lâu. Các đồng nghiệp đã cố giữ anh ở bên cạnh nhưng vì sóng quá to nên anh đã bị cuốn đi mất.Vậy tổng sống người được tìm thấy (đều đã chết) là 4 người. Hiện còn 5 nạn nhân chưa tìm ra xác.
Anh Trần Quốc Tuấn - người duy nhất còn lưu lại bệnh viện chữa trị vì chấn thương nặng
Một nạn nhân may mắn được cứu sống nhưng còn trong tình trạng nặng là anh Trần Quốc Tuấn (nhân viên văn phòng) đang còn nằm tại khoa cấp cứu trong một bệnh viện ở thành phố. Theo kết quả xét nghiệm sáng nay, bác sĩ cho biết anh Tuấn bị chấn thương ngực và bụng khá nặng. Phổi bị dập và gan có dấu hiệu ứ nước, phải điều trị lâu dài.
Đã khỏe hơn ngày hôm qua nhưng anh cho biết không muốn nhắc lại chuyện cũ vì buồn
Phiếu theo dõi bệnh của anh Tuấn
Ba anh Tuấn đã bay từ Hà Tĩnh vào Sài Gòn sáng nay để chăm sóc con, có mặt tại bệnh viện là khá nhiều bạn bè và người thân đến thăm hỏi anh. Anh Tuấn hiện khá khỏe, đã có thể vui vẻ trò chuyện với mọi người dù tay chân vẫn còn chi chít những vết bầm do quá trình đánh vật với những con sóng dữ đêm hôm trước.
Bố nạn nhân vừa nghe tin đã cố gắng bay chuyến sớm nhất vào chăm con
Tay chân của Tuấn bị bầm dập khá nhiều sau một thời gian dài đấu vật với sóng biển
Theo người anh họ của anh Tuấn cho biết, tai nạn lần này là do tàu chở quá tải và người lái quá yếu tay nghề. Sự việc bắt nguồn từ việc sau khi hoàn tất một hợp đồng lớn, các anh em trong công ty muốn có một bữa liên hoan chúc mừng, sẵn tham gia đám cưới một công nhân ở Vũng Tàu nên quyết định thuê tàu đi từ Tiền Giang đi ra một cái đảo nhỏ tổ chức tiệc và sau đó sẽ di chuyển sang Vũng Tàu dự đám cưới đồng nghiệp.
Vì không ý thức được tai hại của việc an toàn giao thông đường biển nên mọi người đều vui vẻ lên tàu đi dự tiệc dù biết nó quá tải. Tuy nhiên, khi chạy được một đoạn và nhận ra nhiều nguy hiểm, một số người đã đòi được quay lại vị trí xuất phát nhưng tài công lại không đồng ý với lý do: “Cano cạn nhiên liệu, chỉ có thể chạy về điểm đến chứ không quay lại được nữa”. Đến khi tàu chạy vào khu vực nguy hiểm (Cồn Ngựa), tại đây thường có hiện tượng sóng đánh từ nhiều phía và nước xoáy, lái tàu vì không có kinh nghiệm nên thay vì cho tàu rẻ sóng vượt biển thì lại cho tàu chạy song song với sóng và việc bị sóng đánh úp là việc đương nhiên phải xảy ra.
Những vết cắt, vết bầm dập cho đu bám vào sợi dây thừng suốt nhiều giờ
Anh
Tuấn chia sẽ để may mắn trở về là nhớ sự giúp đỡ của các anh em đã động
viên và giữ chặt tay nhau trong lúc hoạn nạn, cả những người mất tích
cũng đã từng giữ tay anh cho đến khi kiệt sức và ra đi...
Phản bác những thông tin về việc mưa bão gây ảnh hưởng cứu hộ chậm, một người trong nhóm gặp nạn cho biết: “Vào thời điểm tàu gặp nạn cho đến lúc cứu hộ xuất hiện là từ 5 – 6h giờ đồng hồ sau, thời tiết không hề mưa hay bão bùng gì cả. Vị trí gặp nạn là cách bờ khoảng 3 hải lý (5km) và trong thời tiết tốt (dù sóng khá mạnh) mà cứu hộ phải chần chừ đến tận 5,6h sau mới ra đến thì là quá chậm. Anh em chúng tôi không ai nghĩ sẽ mất mát nhiều sinh mạng như vậy vì gặp nạn quá gần bờ và vẫn liên lạc xin cứu hộ từ rất sớm. Ai ngờ đâu tận sáng mới được cứu hộ, bao nhiêu người mệt lã phải buông tay... Thật sự chỉ cần cứu hộ đến sớm khoảng 15 – 20 phút nữa thôi là được rồi. Sẽ có nhiều anh em được cứu hơn. Tiếc lắm...”