Người "nghệ sĩ già" sửa giày ở một góc vỉa hè gần đó
Cả đời bác chỉ chú tâm vào những đôi giày của khách và dạy nghề cho những thanh niên cơ nhỡ muốn thay đổi cuộc đời
Anh Tý - một trong những người thợ lành nghề còn làm việc bên cạnh bác Tỉ
Bác Tỉ cùng anh con trai duy nhất đang học nghề của mình
Khi chúng tôi hỏi về chiếc xe tải nhỏ làm nơi “đóng quân”
để sửa giày cho khách ở trước cổng khu chợ, bác vui vẻ tâm sự: “Cái này
người ta nói tôi chơi ngông, có người nói tôi sang chảnh quá nhưng đâu ai biết
tôi tính kỹ, suy nghĩ nhiều lắm trước khi quyết định mua xe tải này. Chiếc
xe cũ được mua lại từ tiền vay mượn họ hàng, anh em và một ít tiền tích cóp từ
hơn 20 năm làm nghề. Giá của nó là 50 triệu đồng và sửa chữa này nọ cho thích hợp
với công việc thêm vài chục triệu nữa mới xong.
Tôi mua xe với lý do duy nhất là muốn bảo vệ môi trường cho người dân xung quanh và khách du lịch qua lại nơi này. Vì tính chất công việc phải mài đế giày bằng cao su và nhiều thứ khác, tạo ra rất nhiều bụi bẩn. Mà bụi thì đâu có hốt sạch như mấy chị hàng quán hốt rác được, nó cứ bay lung tung, làm ảnh hướng người ta nên tôi ngại. Suy nghĩ mãi, tôi quyết định mua cái xe này để có cái di chuyển cho mấy thầy trò và có chỗ để máy mài. Với hệ thống hút bụi trực tiếp ngay trên xe, bụi bẩn từ các đế cao su sẽ không gây phiền hà cho ai cả. Vì để bụi bẩn bay vào không khí, bà con hít phải nhiều sinh bệnh thì tôi cũng mang tội lắm".
Chiếc máy mài phát sinh nhiều bụi bẩn được di chuyển vào bên trong xe để giữ vệ sinh đường phố
Về thu nhập, bác Tỉ từ chối trả lời nhưng cũng nói: “Khó mà tính được vì có hôm khách đến lấy giày nhiều, có tiền nhiều. Có hôm mưa suốt, giày sửa xong nhiều ngày nhưng khách không đến lấy thì cũng chịu. Nói chung là đủ sống thôi”.
Anh Tèo – nhân viên của bác Tỉ - cho biết: “Mỗi ngày ông chủ phát lương khoảng 100.000 – 200.000 đồng, tùy ngày làm ít hay nhiều. Nói chung là cũng đủ sống, được cái học nghề để có công ăn việc làm lâu dài là mừng nhất. Ông chủ có nhiều thợ lắm nhưng đa số học rành nghề là ra riêng làm. Giờ chỉ còn lại vài người, trong đó có đứa con trai độc nhất của ông (Bác Tỉ có 2 cô con gái và 1 cậu con trai đang theo học nghề của bác)”.
Tài sản và đam mê của người thợ sửa giày đáng kính
Như vậy, thu nhập của công việc này cũng không phải là quá ít. Nhưng với chiếc xe tải nhỏ để bảo vệ môi trường sống xung quanh nơi làm việc của mình, có lẽ bác Tỉ sẽ phải vất vả mới có thể hoàn trả hết số tiền hơn 70 triệu đồng vay mượn để đầu tư cho việc làm “dễ thương” và đáng trân trọng này. Rất mong có nhiều hơn nữa những con người sống vì mọi người – vì cộng đồng như “người nghệ sĩ sửa giày tóc bạc” này.