Vua Bánh Mì bản Việt: Hết "tẩy trắng" tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang

Paul, Theo Trí Thức Trẻ 15:00 03/10/2020
Chia sẻ

Sau giai đoạn đầu lên sóng, Vua Bánh Mì bản Việt nhìn chung vẫn chưa thấy ai làm bánh là mấy mà phần lớn toàn đánh ghen, cướp chồng, tranh cãi mẹ chồng - nàng dâu.

Vua Bánh Mì đến nay đã đi gần được đoạn đường đầu tiên, đó là hoàn thành nhiệm vụ giới thiệu tuyến nhân vật già trẻ lớn bé. Nhưng với kiểu phân bố tình tiết như những tập phim đã lên sóng, khả năng cao phim sẽ ngày càng rối vì các nhân vật cứ hành động mâu thuẫn, tốt - xấu lẫn lộn.

Teaser phim "Vua Bánh Mì"

Được chuyển thể từ bản gốc Hàn quốc, ra mắt năm 2010 trên đài KBS2. Thời gian lên sóng, Vua Bánh Mì bản Hàn tạo nên một cơn sốt với con số rating lên đến 49,3%. Vì vậy, nhà đài Việt Nam đã quyết định mua bản quyền phim và Việt hóa với một nội dung khá mới mẻ.

Vua Bánh Mì bản Việt bắt đầu khi ông Đạt (Cao Minh Đạt) ngoại tình với bà Dung (Nhật Kim Anh). Hai người vốn là thanh mai trúc mã, vì lý do nào đó lại không thành đôi, thế mà vẫn kịp có với nhau một cậu con trai tên Hữu Nguyện (Gia Bảo). Cậu bé được sinh ra với một biệt tài kì lạ: thính đến mức có thể ngửi được mùi hương bánh mì từ rất xa. Thậm chí, Nguyện còn xác định được bên trong bánh mì có những gì. Nguyện lớn lên thành một chàng trai với niềm đam mê vô hạn với bánh mì, nhưng với em trai cùng cha khác mẹ của cậu thì khác. Gia Bảo (Gia Khiêm) từ bé đã luôn nhìn Nguyện bằng ánh mắt đầy ghen tức. Lớn lên, Gia Bảo luôn ganh đua với anh trai của mình trong mọi chuyện.

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 2.

Diễn viên nhí Gia Bảo trong vai Hữu Nguyện

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 3.

Gia Khiêm vai Gia Bảo lúc bé

1. Phim dễ xem nhờ dàn diễn viên có phản ứng hóa học và diễn xuất ổn định

Điểm nổi bật của phim là diễn xuất của dàn diễn viên đầy kinh nghiệm. Các nhân vật vào vai khá ngọt. Bà Ngà (NSƯT Lê Thiện) vào vai bà mẹ chồng vừa độc đoán, vừa thương con thương cháu một cách dịu dàng. Thân Thúy Hà vào vai bà vợ cả Ngọc Khuê - người mang trong mình đầy thù hận, nhưng cũng đầy tuyệt vọng khi phải một mình chống lại cả gia đình nhà chồng, giành lợi ích về mình.

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 4.

NSƯT Lê Thiện

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 5.

Thân Thúy Hà thể hiện nhân vật của mình khá thuyết phục

Nổi bật trong những tập Vua Bánh Mì bản Việt đầu tiên phải kể đến diễn xuất của bé Gia Bảo - vào vai Hữu Nguyện năm 12 tuổi. Tuy vẫn còn khá non nớt, nhưng cậu bé đã hoàn thành xuất sắc những phân đoạn đòi hỏi tâm trạng, cảm xúc cao trào của nhân vật. Cụ thể, trong tập 3, khi Nguyện đi ăn trộm bánh mì bị phát hiện, bà Dung (mẹ của Nguyện) thay vì trách mắng lại thể hiện sự ân hận vô bờ. Bà không thể mua nổi cho con ổ bánh mì, khiến thằng bé vì trí tò mò mà phạm tội ăn trộm. Cảnh Nguyện vừa cắn từng miếng bánh mì mẹ mua cho vừa khóc diễn khá tròn trịa và cảm động.

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 6.

Gia Bảo thể hiện khá tốt vai Hữu Nguyện

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 7.
Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 8.

Cảnh phim ăn bánh mì chấm nước mắt giữa hai mẹ con Nguyện - Dung khá cảm động

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 9.

2. Tiết tấu quá nhanh, khiến nhân vật hành động chưa hợp lí

Bên cạnh điểm sáng diễn xuất, điểm tối của Vua Bánh Mì bản Việt chính là nhịp kể không cân bằng. Nhiều tình tiết diễn ra quá gấp gáp, khiến mạch phim khó nắm bắt và đặc biệt là không thể đẩy cảm xúc lên cao trào. Nhiều phân đoạn đáng lý rất nổi bật trong bản gốc, nhưng khi được Việt hóa lại khá "xìu" - thiếu cảm xúc và hành động của nhân vật đôi khi không có động cơ vững chắc, thiếu thuyết phục.

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 10.

Đầu tiên phải nói đến cảnh chia tay giữa hai mẹ con Nguyện - Dung. Bà Dung thể hiện mình vô cùng thương con, lúc chia tay thì khóc lên khóc xuống, nhưng khi bị Văn Tài (Trương Minh Quốc Thái) - thợ săn của bà Khuê - đe dọa một lần, đã vội gấp rút mang con đi giao cho nhà nội nuôi dưỡng, hành động này chẳng khác gì giao con cho hổ. Vì ngay trong căn nhà của bà nội cũng tồn tại kẻ thù lớn nhất của cậu bé: bà Ngọc Khuê. Chi tiết này sẽ cảm động, thuyết phục mạnh hơn nhiều nếu để bà Dung trải qua thêm vài phen liều mạng để bảo vệ con trai. Thật tình mà nói, người phụ nữ này mới chỉ bị lắc vai có vài cái đã vội đầu hàng, biến hành động giao con của bà trở nên vô nghĩa. Màn chia tay biệt ly theo đó cũng chẳng cảm động. Trông bà Dung như đang rất chán nản đứa con của mình nên chỉ cần có lý do, bà liền chuyển con cho người khác nuôi.

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 11.
Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 12.
Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 13.

Bà Dung mới chỉ bị lắc vai một lần đã sợ rúm ró

3. "Nâng tầm" nhân vật tiểu tam của Nhật Kim Anh: Miệng nói đạo lý tay làm chuyện phá hoại gia cang

Trong dàn nhân vật của Vua Bánh Mì bản Việt, người bị ảnh hưởng nhất bởi cách sắp xếp tình tiết thiếu hợp lý nói trên là nhân vật Dung của Nhật Kim Anh. Phim đang xây dựng tạo hình cho bà Dung là người phụ nữ bị tình huống đưa đẩy khiến bà phải làm những chuyện phá hoại đến gia đình của ông Đạt, vì bảo vệ cho con trai. Nhưng vì bị thiếu những phân đoạn lý giải cho hành động của bà Dung, khiến bà chuyên môn hành động ngược lại với kiểu cách thanh tao của mình.

Ngay từ tập 1, ông Đạt và bà Dung chưa hề có một cảnh nào giới thiệu rằng hai người đã có tình cảm từ trước khi ông Đạt cưới bà Dung. Tình tiết dẫn thẳng vào cảnh bà Dung làm một hành động cực vô lý, đó là đo huyết áp cho ông Đạt - vốn đang say, rồi phán là ông bị cao huyết áp. Dĩ nhiên uống rượu vào sẽ cao huyết áp, bà Dung là y tá mà hành động thiếu cơ sở như vậy trông không khác gì đang cố tình kiếm chuyện "gạ tình" ông Đạt. Tương tự, khi sinh ra Hữu Nguyện, bà Dung đã thề sống thề chết rằng sẽ trốn đi thật xa khỏi cuộc đời gia đình ông Đạt - bà Khuê. Bà và Nguyện thực sự đã lên chuyến xe đò bỏ đi đến tận Tây Ninh. Nhưng khi gặp lại ông Tài, chỉ mới bị lắc vai vài cái, bà đã vội vã đi giới thiệu con trai mình cho cha và cả bà nội. Động cơ "bị lắc vai" là quá yếu để lý giải cho lý do bà Dung phải chọn giao nộp con trai.

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 14.

Tự dưng đi đo huyết áp cho người say rượu?

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 15.
Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 16.

Thế này mà là đo huyết áp?

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 17.

Ngủ với chồng người ta, có thai 3 tháng xong bà Dung "xin lỗi"?

Những sự "đe dọa" mà Dung phải chịu đựng, không đủ dọa học sinh cấp 3 nhưng lại khiến bà Dung - người phụ nữ từ bé chịu khổ, bất công v.v.. phải khuất phục? Từ ngoài nhìn vào, trông bà Dung thực sự giống tiểu tam "trà xanh" chỉ biết khóc, tỏ ra "bánh bèo vô dụng" nhưng chuyên làm những việc vô nhân nghĩa như cướp chồng, đẩy con trai vào vòng xoáy tranh gia tài v.v...

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 18.

Từng thề sống chết trốn khỏi đời ông Đạt

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 19.

Nhưng bà Dung rất nhanh chóng giao nộp con trai

4. "Vua Bánh Mì" nhưng chả mấy khi làm bánh, toàn "drama" gia đấu

Tình tiết gấp gáp là vậy nhưng số thời lượng thừa ra không được dùng để tập trung miêu tả vẻ đẹp của nghề làm bánh mì mà toàn thấy drama mẹ chồng - nàng dâu, mẹ ghẻ - con chồng v.v... Đồng ý là nhân vật của phim - Hữu Nguyện trong những tập đầu còn bé quá, chưa thể làm bánh. Nhưng cha cậu - ông Đạt - vốn được giới thiệu là vô cùng đam mê với bánh mì cũng chả thấy làm được bao nhiêu bánh. Từ đầu phim đến đến nay, ông Đạt toàn đi nhậu, ngoại tình, đi tuần tra xưởng bánh. Hai loại bánh tới nay ông Đạt làm được là: Bánh mì không và bánh mì nhân kem.

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 20.

Chuyên gia làm bánh nhưng ông Đạt chỉ làm được bánh mì nhân kem

Vua Bánh Mì bản Việt: Hết tẩy trắng tiểu tam đến drama gia đấu nhức não, may còn có diễn xuất vớt vát không là toang - Ảnh 21.

Loại bánh kem thường gặp ở những xe hàng rong chuyên bán kem

Thực sự, cho dù là phim làm bánh xen kẽ với chủ đề gia đình, thì nhân vật của Cao Minh Đạt ít ra cũng nên làm được một loại bánh đòi hỏi kỹ thuật cao một chút, để chứng tỏ niềm đam mê và kỹ thuật tích lũy trong cả đời đam mê làm bánh chứ? Yếu tố bánh mì chính là điểm khác biệt và làm nên sự mới lạ cho bản gốc xứ Hàn. Nhưng nếu ở bản Việt, yếu tố này bị đẩy xuống thành "chất phụ gia" thì Vua Bánh Mì bản Việt sẽ không gì mới lạ so với các phim gia đình khác.

Dẫu sao, phim mới chỉ qua chặng đầu, ở lộ trình sắp tới hy vọng Vua Bánh Mì bản Việt sớm có cú bứt phá.

Vua Bánh Mì bản Việt lên sóng kênh THVL1, lúc 20h các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.

Nguồn ảnh: Chụp màn hình

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày