Vụ trực thăng rơi ở New York: Phát hiện điểm nghi vấn "chết người" trước thảm kịch và danh tính bất ngờ của phi công

Chi Chi, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 18:39 12/04/2025
Chia sẻ

Vụ việc thảm khốc đã khiến gia đình 5 người và phi công tử vong.

Chiếc trực thăng rơi xuống sông Hudson, thành phố New York (Mỹ) ngày 10/4 vừa qua đã gặp sự cố về cơ khí nhiều tháng trước khi nó vỡ tan giữa không trung và làm chết toàn bộ 6 người trên máy bay, bao gồm một gia đình du khách đến từ Tây Ban Nha.

Theo dữ liệu của Cục Hàng không Liên bang Mỹ, chiếc máy bay Bell206L-4 LongRanger IV xấu số, do New York Helicopter sở hữu và vận hành, đã gặp sự cố cơ học ở cụm truyền động vào tháng 9 năm ngoái.

Hồ sơ cho thấy chiếc trực thăng gặp nạn này được chế tạo vào năm 2004 và đã bay được 12.728 giờ trước khi buộc phải sửa chữa.

Vụ trực thăng rơi ở New York: Phát hiện điểm nghi vấn

Một chiếc trực thăng Bell 206, đuôi N216MH, do công ty du lịch New York Helicopter điều hành đang đậu trên một bãi đáp trực thăng.

Một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định nguyên nhân khiến máy bay rơi và lao xuống sông. Cuộc điều tra sẽ xem xét kinh nghiệm của phi công, xác máy bay vẫn chưa hoàn thiện và công ty Big Apple điều hành các tour tham quan.

Các nhà điều tra cũng sẽ xem xét công việc bảo trì đã được thực hiện trên chiếc máy bay xấu số, bao gồm việc hoàn thành hai chỉ thị về an toàn bay gần đây mà FAA ban hành trên các máy bay trực thăng Bell 206L.

Cơ quan liên bang đã ban hành chỉ thị đầu tiên vào tháng 12 năm 2022 và kêu gọi kiểm tra và có thể thay thế các cánh quạt chính của các mẫu máy bay do "tách lớp" - một vấn đề khiến các lớp bên trong của cánh quạt tách ra do vật liệu bị mỏi, hư hỏng hoặc các lỗi khác.

Nếu không được khắc phục, vấn đề này có khả năng khiến cánh quạt bị hỏng.

Theo FAA, chỉ thị thứ hai, được ban hành vào tháng 5 năm 2023, yêu cầu thử nghiệm và có thể thay thế trục cánh quạt đuôi trên 8 mẫu máy bay, bao gồm cả mẫu máy bay liên quan đến vụ tai nạn chết người hôm 10/4. FAA đã ban hành cảnh báo sau khi một chiếc trực thăng bị mất truyền động cánh quạt đuôi do hỏng khớp nối.

Bên cạnh đó, danh tính của phi công trực thăng cũng đã được công bố là Sean Johnson, một cựu đặc nhiệm SEAL của Hải quân Hoa Kỳ. Đây được coi là vị trí khó khăn bậc nhất trong quân đội Mỹ, được đào tạo khắc nghiệt với quy trình tuyển chọn vô cùng gắt gao.

Johnson trước đây từng làm vệ sĩ cho người nổi tiếng trước khi chuyển đến New York để bắt đầu sự nghiệp trong ngành hàng không.

Vợ anh, Kathryn Johnson, đã lên tiếng sau tin tức đau lòng này. Cô nói với tờ Gothamist: "Tôi thực sự không biết nói gì. Tôi thậm chí không biết chuyện gì đã xảy ra".

Vụ trực thăng rơi ở New York: Phát hiện điểm nghi vấn

Phi công trực thăng Sean Johnson.

Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ Jennifer Homendy cho biết rằng các cánh quạt trên chiếc máy bay xấu số vẫn còn mất tích. Các thợ lặn của NYPD vẫn đang tìm kiếm một số mảnh vỡ của máy bay.

Ông Homendy cho biết chiếc trực thăng bị rơi sau khoảng 25 phút thực hiện chuyến bay.

Nguồn: NYPost

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày