Cứ đến ngày 15, 16 tháng 7 Âm lịch hàng năm, Sài Gòn lại vào mùa "cúng cô hồn". Những gia đình người Hoa tại các khu Chợ Lớn thường có lễ cúng lớn với hàng triệu tiền thật, heo, gà quay, trái cây...
Theo phong tục cúng cô hồn thì tiền lẻ là một trong những vật phẩm không thể thiếu. Kết thúc buổi cúng, số tiền này được gia chủ ném ra ngoài đường nơi những "đội quân" đang đợi sẵn để bắt đầu màn giành giật.
Cảnh tượng chen lấn xô đẩy mùa "giật cô hồn" thường thấy ở Sài Gòn.
Những chiếc bao tải cũ cũng được sử dụng triệt để làm dụng cụ hứng tiền
Rằm tháng 7 Âm lịch năm nay, khoảng hơn 17h, hàng trăm người dân đã đổ về số nhà 492 Trần Hưng Đạo B (quận 5, TP.HCM) với đủ loại đạo cụ từ đơn giản đến "cao cấp" hứng tiền cúng cô hồn gây náo loạn đường phố.
Loại vợt truyền thống năm nay được mở rộng "size" to hơn những năm trước.
Như thường lệ những cây vợt được chế từ mùng, bao tải, bao gạo nối với thân cây dài, đưa lên cao để dễ hứng tiền. Có vẻ như năm nay, kích thước của đồ hứng đã "khổng lồ" hơn trước.
Từ bao tải nhỏ...
Được buộc lại sơ sài...
...đến bao tải vừa to vừa "có chiều sâu"!
Bên cạnh những "đạo cụ" sơ sài là những chiếc vợt được may bằng lưới khá sâu và công phu.
Thậm chí thùng xốp cũng được mang ra để chinh chiến...
Thùng xốp được buộc cố định vào một chiếc gậy tre dài, chắc chắn...
Năm nào đội quân giật cô hồn cũng lăm le "đạo cụ" chờ gia chủ cúng xong để... hứng tiền.
Thậm chí những bao nilon lớn cũng được tận dụng...
Những người chuyên nghiệp luôn dùng những cây vợt có cán dài, giơ cao để chiếm lợi thế lớn, có thể giật được nhiều tiền.