Họ nói gì về “Sắc Màu Tuổi Thơ”?
Khi nhắc tới nghệ thuật hiện đại, người ta biết tới nhạc kịch, chính kịch, còn vũ kịch xuất hiện như một trào lưu mới của nghệ thuật, khi ngôn ngữ hình thể là thứ ngôn ngữ đặc biệt của con người. Sử dụng các dáng điệu để mô tả cảm xúc, kết hợp âm nhạc mang tính truyền tải, để vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh màu sắc và ý đồ.
Vũ kịch không nói. Vũ kịch mang thông tin tới bộ não người xem thông qua phi ngôn ngữ. Như một bức vẽ, hay một cuốn truyện hay, mỗi khán giả sẽ tự vẽ ra một hình ảnh riêng biệt. Vũ kịch thể hiện nên cái “điên” nhất của người biên đạo, khi công sức không chỉ gói gọn trong các động tác của một bài hát ngắn ngủi. Chúng cần sự phối hợp chính xác tới đáng nể.
Chính vì vậy, khi Vũ kịch Sắc Màu Tuổi Thơ được ra đời 3 năm về trước, chúng cháy vé trong 2 đêm diễn mỗi năm. 2 mùa trôi qua, sân khấu vẫn kín chỗ những người muốn đến ngắm bức tranh được tạo nên bởi toàn bộ là vũ công nhí, tuổi mới chỉ từ 4-15.
Trong đêm diễn thử Sắc Màu Tuổi Thơ mùa 2, vở vũ kịch được Học viện Nghệ thuật Centro la Fenice - Italy gửi lời: “Tại châu Âu, chưa từng có nhóm nhảy nào đạt được sự đa dạng về vũ đạo như vậy, từ hiphop, latin, broadway đến nhảy truyền thống. Đây là sự kết hợp hài hoà đầy ấn tượng”. Ông Sachiko, giám đốc dự án DanceDanceAsia Arts cho rằng, Sắc Màu Tuổi Thơ xứng đáng là một hình thái nghệ thuật được phát triển tại Việt Nam.
Đây là dự án tham vọng nhất trong sự nghiệp của bộ đôi biên đạo nổi tiếng Viết Thành, Quỳnh Trang.
Sự “liều lĩnh” từ bước chân tới mùa 3
Sau 2 đêm diễn hoàn mỹ tại Nhà hát lớn Hà Nội, Viết Thành lóe lên một ý tưởng mang tới một điều gì đó “bùng nổ” vào mùa 3 diễn ra vào 2 năm tới. Con số 100 nảy ra, cùng với tham vọng của bộ đôi biên đạo. Họ muốn có một câu chuyện được kể lại bởi 100 vũ công.
“Chúng ta đã chờ nó bao nhiêu năm, giờ tất cả đều sẵn sàng rồi”. Chia sẻ về ý tưởng từ những ngày đầu tạo nên ý tưởng Sắc Màu Tuổi Thơ, cả 2 đều muốn làm điều gì đó lớn. Nhưng phép thử với vũ công nhí là vô cùng mạo hiểm, liệu chúng có đủ sức lực và sự chuyên nghiệp để tập luyện cho tới giây phút cuối cùng? Liệu ý tưởng truyền tải có được hoàn chỉnh không? Sân khấu lớn, áp lực dành cho những đứa trẻ sẽ ra sao?
Họ quyết định đặt niềm tin. Sau 2 mùa nhìn thấy phần thưởng của niềm tin ấy, Viết Thành, Quỳnh Trang thẳng tiến tới mùa 3, đặt mục tiêu tạo nên một vũ kịch đủ sức gây nên một dấu mốc cho nền vũ đạo Việt Nam. Vở kịch sẽ cần được xây dựng đủ xuất sắc, để mang lại tiếng vang cho không chỉ vở diễn, mà còn mở ra cơ hội của các vũ công nhí tài ba.
Casting 102: Buổi tìm kiếm nhân tài đầy “tham vọng” của vợ chồng biên đạo
Vũ công nhí là thế hệ thuần khiết nhất. Bởi trẻ em nhảy không bị áp lực bởi bất cứ điều gì, chúng nhảy múa vì đam mê. Quỳnh Trang và Viết Thành thậm chí, ưu tiên những đứa trẻ chưa từng có kinh nghiệm trước đó. Hai biên đạo cho rằng diễn viên họ tìm kiếm cho vở kịch mỗi năm cần hài hoà về tâm hồn và sự tự tin.
Bởi cần tham gia vào dự án trong 1 năm, Viêt Thành khuyên cha mẹ cần chuẩn bị sẵn tinh thần chiến đấu cùng con trong giai đoạn chuẩn bị cho vở diễn. Hoạt động giải trí ngày cuối tuần sẽ là những buổi tập bên âm nhạc và kiến thức vũ đạo.
Với tham vọng về một dự án kịch mang tiếng vang quốc tế, dàn biên đạo đã chuẩn bị sẵn sàng mọi vũ khí là tập kịch bản dày trên tay. Vở diễn sẽ chính thức khởi động bằng 12 tháng tập luyện không ngơi nghỉ của 100 vũ công nhí tham dự.
Không quan tâm hàng đầu tới kỹ năng, vợ chồng Viết Thành, Quỳnh Trang nhấn mạnh vào yếu tố tự tin, thần thái của trẻ khi trình diễn trước đông người. Buổi casting sắp tới sẽ chứa đựng rất nhiều công thức tìm ra “Người phù hợp” để tham gia vào quá trình 12 tháng tập luyện, cùng vở diễn hoàn hảo nhất diễn ra vào giữa năm 2019.
Thông tin Casting Call xem tại: