Vợ chồng ở Hà Nội thu nhập 40 triệu/tháng có quỹ tiết kiệm 1,2 tỷ, nhìn bảng chi tiêu ai cũng khen

Nguyệt , Theo Phụ nữ số 20:33 24/10/2024
Chia sẻ

Chuyện quản lý tiền nong là một trong những vấn đề đau đầu của nhiều gia đình.

Sau khi có con, nhiều vợ chồng tìm cách tiết kiệm vì trong nhà đã có nhiều khoản chi phí gia tăng, trong khi tiền lương không được cải thiện. Tuy nhiên, sẽ thật khó để họ tìm được khoản tiêu dùng có thể cắt giảm, nếu họ không muốn chấp nhận hạ thấp mức sống.

Đây cũng là câu chuyện của cặp vợ chồng đang nhận được nhiều quan tâm trong một hội nhóm ở mạng xã hội. Tình hình tài chính của họ như sau: Gia đình có 4 người (gồm 2 vợ chồng, 1 con nhỏ và 1 bà nội lên trông cháu). Hai vợ chồng kiếm được thu nhập 40 triệu/tháng nhưng dành 30 triệu cho chi phí sinh hoạt, nên chỉ có thể tiết kiệm được 10 triệu. Bên cạnh khoản tiết kiệm hàng tháng, cặp đôi còn có quỹ tiết kiệm 1,2 tỷ.

"Tính ra với thu nhập này mua nhà Hà Nội xa vời quá. Gia đình em tính khi con lớn sẽ làm thêm để tăng thu nhập nhưng hiện tại vẫn muốn cắt giảm để tiết kiệm thêm mà không biết cắt giảm được khoản nào nữa", cô vợ than thở. 

Dưới đây là bảng chi tiêu 30 triệu/tháng của gia đình này:

- Tiền thuê nhà + phí dịch vụ: 7,7 triệu.

- Tiền điện nước: 1,5 triệu.

- Tiền ăn sáng và trưa + xăng xe + cước điện thoại: 5 triệu

- Tiền ăn tối: 2,5 triệu.

- Tiền mua đồ ăn chay cho bà nội: 3,5 triệu.

- Tiền biếu bà hàng tháng: 2 triệu

- Tiền mĩ phẩm + quần áo: 800 ngàn.

- Tiền xe về quê thăm ngoại tháng 1 lần: 500 ngàn.

- Tiền đi đám: 500 ngàn

- Tiền phục vụ cho sức khoẻ: 500 ngàn.

- Tiền bỏ riêng để tiêu Tết và biếu ông bà cuối năm: 1 triệu.

- Tiền cho những khoản phát sinh ngoài dự kiến: 500 ngàn.

Vợ chồng ở Hà Nội thu nhập 40 triệu/tháng có quỹ tiết kiệm 1,2 tỷ, nhìn bảng chi tiêu ai cũng khen- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau khi đọc bảng chi tiêu của cô vợ dẫu tốn đến 30 triệu/tháng thì nhiều người khuyên cặp đôi không nên cắt giảm thêm các khoản chi tiêu, vì sống như này đã tiết kiệm rồi. 

- "Mình thấy bạn vén như này là khéo lắm rồi ạ".

- "Tính ra bạn cũng chi tiêu hợp lí rồi, không cắt được khoản nào , thôi cố gắng tìm cách gia tăng thu nhập".

- Sao mọi người cứ góp ý vén khéo ở bà nội thế nhỉ. Không lẽ giờ bạn không mua đồ ăn nữa cho bà hay sao? Nếu không có bà nội thì thử thuê 1 giáo viên trông con ngày đêm đi, gấp 2 lần chi phí kia mà còn không đảm bảo. Có ông bà phụ cho là quá tốt rồi đấy".

- Thôi, mình thấy giờ thế cũng oki rồi, mà vén được thì lại sống khắc khổ quá. Bạn dư 10 triệu, kết hợp với tiền lãi ngân hàng từ khoản tiết kiệm 1,5 tỷ thì cũng tiết kiệm được tổng 15 triệu/tháng. Chỗ tiền chi tiêu cho bà nội thì mấy bữa nữa bà về thì thành tiền học của con rồi. Tiền thì kiếm cả đời bạn ơi. Cứ từ từ rồi phát triển quỹ sau. Hiện tại thì cứ thế cho đỡ đau đầu".

- "Tiền thuê nhà và điện nước giảm xuống 1/3 được nè. Tiền mua sữa hạt thì em có thể mua máy về nhà tự làm sữa thì vừa rẻ và rất ngon. Đồ cho trẻ thì không nên mua nhiều vì trẻ nhanh lớn. Tiết kiệm nhất có thể để sau còn đóng tiền học cho con".

- "Bạn ơi, thôi kệ đi, mình thấy cũng hợp lý rồi. Dần dần thu nhập tăng rồi tự khắc sẽ dư ra ấy mà. Quan trọng là cái tiền tiết kiệm ấy bạn biết cách đầu tư cho nó tăng thêm thì tài sản sẽ tăng nhanh hơn là cứ ngồi tính mỗi tháng bớt khoản lặt vặt nào.

Mình khuyên bạn về quê mua mảnh đất đi. Chọn đất đường thông thoáng, xe ô tô ra vào thoải mái được ấy. Sau bán chắc chắn có lãi, còn lãi nhiều hay ít thì tuỳ duyên và tuỳ khả năng phán đoán của bạn khi chốt mua".

Làm sao để vợ chồng quản lý tài chính hiệu quả sau khi có con?

Chuyện quản lý tiền nong là một trong những vấn đề đau đầu của nhiều gia đình. Sau khi có con, vợ chồng càng quan tâm đến kiểm soát chi tiêu, tìm cách gia tăng thu nhập hoặc đầu tư, bởi chi phí sinh hoạt của gia đình tăng lên do có sự xuất hiện của thành viên mới.

Dưới đây là một số gợi ý để cô nàng trên và nhiều cặp đôi trẻ khác có thể tham khảo để quản lý tài chính của gia đình mình tốt hơn:

- Làm rõ tình trạng thu nhập của gia đình, chăm chỉ ghi chép chi tiêu theo tháng

Trước hết, chúng ta phải làm rõ tình trạng thu nhập của gia đình. Vợ và chồng phải chia sẻ về thu nhập, mục tiêu tài chính của mình, để cùng nhau đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền và nhất quyết duy trì tiền trong tài khoản hàng tháng.

Tiếp theo, cả hai nên ghi chép mọi khoản chi tiêu trong gia đình theo từng ngày. Cuối tháng, khi xem lại bảng chi tiêu, các bạn bắt buộc phải hiểu rõ hơn số tiền mình đã tiêu vào đâu. Nếu vượt quá ngân sách, bạn có thể chủ động kiểm soát và cắt giảm những chi phí không cần thiết trong tháng tiếp theo.

Vợ chồng ở Hà Nội thu nhập 40 triệu/tháng có quỹ tiết kiệm 1,2 tỷ, nhìn bảng chi tiêu ai cũng khen- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

 - Tái phân phối nguồn thu nhập

Nhiều gia đình không thể tiết kiệm tiền vì không phân phối thu nhập hợp lý, chi tiêu bừa bãi vào những khoản chi không cần thiết. Ý tưởng tiết kiệm tiền ban đầu của các bạn thường là thu nhập trừ đi chi tiêu sẽ là số tiền còn lại bạn có thể tiết kiệm. Nhưng nếu bạn có kiểu suy nghĩ này, bạn sẽ không bao giờ có thể tiết kiệm tiền.

Thay vào đó, sau khi nhận lương, bạn nên chia thu nhập thành các khoản chi tiêu nhỏ như quỹ giáo dục, quỹ ăn uống, quỹ tiết kiệm... Chẳng hạn bạn có thể sử dụng 40% thu nhập của gia đình để chi tiêu hàng ngày, 30% cho tiết kiệm bắt buộc, 20% cho giáo dục và 10% cho dự phòng khẩn cấp. Trước tiên, hãy tiết kiệm 30% thu nhập hàng tháng của bạn dưới dạng tiết kiệm bắt buộc và không sử dụng nó trừ khi cần thiết.

- Đặt mục tiêu tiết kiệm

Chỉ khi có mục tiêu tiết kiệm rõ ràng, hai bạn mới có động lực "tăng thu - giảm chi" cho gia đình. Bên cạnh tính toán nên dành bao nhiêu phần trăm thu nhập cho quỹ tiết kiệm, bạn cũng cần ước tính sẽ dùng quỹ tiết kiệm vào nhu cầu gì, chẳng hạn đầu tư, mua ô tô,... Kế hoạch tiết kiệm càng rõ ràng và cụ thể thì các bạn càng có động lực cùng nhau nỗ lực hoàn thành mục tiêu chung.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày