Mới đây trên Sohu chia sẻ câu chuyện cải tạo nhà của một cặp vợ chồng sống tại Hong Kong (Trung Quốc), nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Gia đình muốn tiết kiệm diện tích đã xây dựng phòng bếp ở ban công.
Theo đó, người chồng lên mạng xã hội kể câu chuyện gia đình vì kinh tế hạn hẹp, giá nhà ở thành phố quá đắt nên cả hai chỉ có thể mua được 1 căn nhà rộng 50m2 với 1 gian phòng ngủ, phòng khách và nhà bếp, nhà vệ sinh. Tuy nhiên, căn nhà này có ban công khá rộng. Lúc này, cô vợ đã lên mạng xã hội, tham khảo các trang web thiết kế nội thất và nảy ra ý định cải tạo không gian ban công thành bếp.
Tuy nhiên, chỉ sau 1 tháng đi vào sử dụng, những người hàng xóm bất ngờ gõ cửa, phàn nàn vì mùi khói, dầu bay ra từ ban công nhà, ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ.
Tuy nhiên, vì tiếc tiền và không gian đầu tư căn bếp ban công này, nên cặp vợ chồng đã lên mạng tìm cách khắc phục. Cả hai thuê một đội thiết kế có kinh nghiệm đến, khắc phục những hạn chế mà người hàng xóm phàn nàn, đồng thời cải thiện ban công thành một căn phòng bếp chất lượng.
Đầu tiên và cũng rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn ở chung cư. Bạn phải xem xét việc sửa đổi và cải tạo nhà ở có hợp pháp hay không? Về điều này, bạn phải xin ý kiến cơ quan chức năng, đồng thời có những biện pháp phù hợp để phòng cháy, chữa cháy; đảm bảo an toàn cho chính mình và những hộ gia đình xung quanh. Tiếp đến, bạn phải xem xét khả năng chịu lực của ban công, có đủ để làm gian bếp hay không.
Tiếp đến, bạn phải xem xét khả năng chống thấm nước của ban công, nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tầng dưới.
Các biện pháp chống thấm để chuyển đổi ban công thành nhà bếp chủ yếu là chống thấm cho cửa sổ và mặt sàn, đặc biệt là cửa sổ. Vì vậy, khi lắp đặt cửa sổ, bạn phải chọn vật liệu cửa sổ có chất lượng cao, đảm bảo cửa sổ đóng mở êm ái. Trong trường hợp này, cửa sổ phải được bịt kín tốt để có tác dụng chống thấm hiệu quả.
Ngoài ra, khi cải tạo ban công thành bếp cần chú ý hơn đến việc cải tạo đường điện, đường nước và gas. Nhà bếp cần thoát nước và thoát khói nên ban công phải nối với đường ống phù hợp. Nếu bạn nhất quyết muốn chuyển ban công thành phòng bếp thì nước thải phải được làm sạch và không được thải trực tiếp ra bên ngoài. Nó không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây bất tiện cho những căn hộ khác.
Hơn nữa, chức năng ban đầu của ban công là phơi quần áo, cung cấp ánh sáng và thông gió cho căn nhà, nên nếu bạn chuyển nó thành nhà bếp thì phải xem xét kỹ các vấn đề về ánh sáng, thông gió và lắp đặt máy hút mùi phù hợp.
Bạn nên bài trí căn bếp sao cho gọn hàng, hiệu quả nhất.
Cuối cùng, bạn nên sắp xếp không gian bếp hợp lý, bởi ban công không lớn nhưng trong bếp lại có nhiều tiện nghi cần thiết. Ví dụ, các góc trên ban công cũng có thể được sử dụng hợp lý thông qua thiết kế sáng tạo, để căn bếp nhỏ ở ban công có thể được sắp xếp một cách ngăn nắp. Ngoài ra, bạn cũng nên lắp đặt thêm hệ thống rèm cửa chống nắng, rèm phù hợp. Bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khô ráo để đảm bảo nguồn không khí trong lành, thoải mái, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.