Hỏi nhỏ chút này, đã bao giờ bạn thắc mắc rằng vì sao ngày nào chúng ta cũng tắm sạch, mà rõ là không đi ra ngoài, không vận động nhiều - vậy sao kì cọ chỗ nào cũng ra ghét?
Phải chăng cơ thể ta có cơ chế tự sinh ra ghét mà ngồi nhà thôi nhưng động đâu cũng thấy nó "ngụ" trên cơ thể vậy.
Ngồi trong nhà thôi mà kì đâu cũng ra ghét, vậy là cớ làm sao?
Thực ra theo các nhà nghiên cứu, việc bạn kì đâu cũng ra ghét là hiện tượng hoàn toàn bình thường của cơ thể. Bởi dù bạn không làm gì thì việc trao đổi chất và bài tiết trong cơ thể vẫn diễn ra hoàn toàn bình thường.
Và bạn biết không, ghét trên cơ thể chính là tổng hòa của tế bào chết, chất nhờn, mồ hôi, bụi... đó.
Sau mỗi giờ khoảng 30.000 - 40.000 tế bào sẽ chết được trút bỏ.
Các nhà khoa học ước tính rằng, mỗi người có khoảng 1,6 nghìn tỷ tế bào da và cứ sau mỗi giờ khoảng 30.000 - 40.000 tế bào sẽ chết.
Như vậy, trong khoảng 24 giờ, bạn sẽ mất khoảng 1 triệu tế bào da. Cùng với đó, dù bạn không hoạt động nhiều nhưng mồ hôi, chất nhờn vẫn tiết ra trên da.
Mồ hôi, chất nhờn này cùng chất sừng, tế bào chết sẽ hòa quyện lại với nhau. Thử tưởng tượng xem, khi cơ chế trao đổi chất và bài tiết diễn ra liên tục trong cơ thể bạn suốt cả ngày, kèm theo đó là cả triệu tế bào da được trút xuống... thì ghét xuất hiện là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Chính vì thế, dù bạn có tắm rửa kì cọ thật sạch ngày hôm nay thì chỉ vài tiếng sau hay qua 1 giấc ngủ thôi là người đã đầy ghét ra rồi.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên tắm mỗi ngày hay thậm chí là vài lần/ngày. Bởi theo hai nhà khoa học Đức là tiến sĩ Joshua Zeichner và tiến sĩ Ranella Hirsch thì việc tắm nhiều cực kỳ "lợi bất cập hại", đặc biệt là khi bạn tắm nước nóng.
Vì sao ư? Vì khi tắm, bạn sẽ rửa sạch bụi bẩn, ghét, tế bào chết nhưng cũng vô tình loại sạch lớp dầu trên da, khiến da khô hơn. Điều này làm da trở nên nứt nẻ, dễ bị viêm nhiễm qua da.
Do đó, lời khuyên của giới khoa học là tắm 2 - 3 ngày một lần. Với những ngày không tắm, bạn nên vệ sinh cá nhân như rửa mặt, làm sạch nách, ngực, cơ quan sinh dục... để cơ thể được sảng khoái, không bị "bốc mùi".
Nguồn: Sciencedump, Huffingtonpost