Nói đến biến đổi khí hậu, hầu hết mọi người đều nói về sự ấm lên của Trái đất. Đi tìm nguyên nhân của đợt bão tuyết và giá rét kỷ lục nói trên, nhiều nhà khoa học ở Mỹ đã chỉ ra tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu và đặc biệt có sự liên quan chặt chẽ với sự ấm lên theo chu kỳ ở tâm lạnh Bắc Cực.
Theo chu kỳ khí hậu, cứ 100 năm sẽ có khoảng 5 - 6 lần Bắc Cực trải qua một đợt ấm hơn bình thường, gây ra sự biến dạng của dòng siết thành lượn sóng, đẩy không khí lạnh xuống các vĩ độ thấp hơn. Trong đợt rét kỷ lục vừa qua, những sóng lạnh từ Bắc Cực đã xuống sâu đến miền Nam nước Mỹ như bang Texas.
Mỹ và một số nước châu Âu hứng chịu bão tuyết và giá rét kỷ lục (Ảnh: AP)
Ngoài ra, các nhà khoa học còn chỉ ra các vùng ấm hơn và cực lạnh hơn có thể tồn tại song song với nhau. Điều này thể hiện rõ trên bản đồ nhiệt độ bất thường toàn cầu, cho thấy các khu vực có nhiệt độ dưới trung bình có thể xảy ra gần các khu vực có nhiệt độ trên trung bình.
Không chỉ ở Mỹ, các nhà khoa học ở Việt Nam đã có cái nhìn khá đồng nhất về biến đổi khí hậu có thể gây ra thời tiết cực đoan theo 2 thái cực cực nóng hoặc cực lạnh. Và hệ quả này cũng đã từng xảy ra ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Như vậy, biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan cả về mùa nóng lẫn mùa lạnh. Trong tương lai, những giá trị kỷ lục được dự báo có thể bị xô đổ với xu thế biến đổi khí hậu như hiện nay. Thời gian xuất hiện lại các hiện tượng cực đoan không đến cả trăm năm như trước mà có thể rút ngắn nhiều hơn. Trong năm nay, các chuyên gia dự báo, thời tiết cực đoan dễ xảy ra về mùa mưa hơn.