Vi khuẩn E.coli và 8 thứ kinh dị “ẩn mình” trên bàn chải, đợi ta đánh răng là chui tọt vào cơ thể

Đ.L, Theo Helino 07:35 03/09/2018
Chia sẻ

Bạn có nhiều hơn 1 lí do để thay đổi bàn chải đánh răng thường xuyên (ít nhất 3 tháng/lần) rồi đấy!

Tiến sĩ Maria Geisinger, nghiên cứu về nha khoa tại trường ĐH Alabama (Hoa Kỳ) đã chỉ ra 11 "món đồ không mong muốn" nhưng có thể được tìm thấy trên bàn chải đánh răng.

Vi khuẩn E.coli và 8 thứ kinh dị “ẩn mình” trên bàn chải, đợi ta đánh răng là chui tọt vào cơ thể - Ảnh 1.

1. Vi khuẩn E.coli

Nếu bạn đi vệ sinh xong, dội nước nhưng không đóng nắp bồn cầu, các vi khuẩn trong chất thải có thể "tung tăng" khắp nơi trong bán kính từ 1,5 - 1,8m. Hơn nữa, chúng còn bám lên bàn chải và các vật dụng khác.

Vi khuẩn E.coli và 8 thứ kinh dị “ẩn mình” trên bàn chải, đợi ta đánh răng là chui tọt vào cơ thể - Ảnh 2.

Rất nhiều lần các chuyên gia đã tìm thấy vi khuẩn E.coli trên bàn chải đánh răng. Nó có thể gây bệnh tiêu chảy nhiễm trùng và các bệnh khác về dạ dày, ruột.

2. Vi khuẩn tụ cầu vàng

Loại khuẩn này thường sống ký sinh vô hại trên da, đường hô hấp và đôi khi trên bàn chải đánh răng. Trong 1 số ít trường hợp, tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào 1 vết thương hở, gây loét da, các bệnh nhiễm trùng.

3. Vi khuẩn Streptococcus mutans

Loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở khoang miệng, gây sâu răng. Dĩ nhiên nó cũng có thể bám vào bàn chải và di chuyển đến nơi khác trong miệng.

Vi khuẩn E.coli và 8 thứ kinh dị “ẩn mình” trên bàn chải, đợi ta đánh răng là chui tọt vào cơ thể - Ảnh 3.

Sâu răng

4. Virus herpes simplex loại 1 (HSV-1)

Loại virus này có thể gây viêm miệng, sưng nướu răng. Nếu nó tiếp xúc với niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương ở miệng thì sẽ gây rộp môi (giộp môi).

Vi khuẩn E.coli và 8 thứ kinh dị “ẩn mình” trên bàn chải, đợi ta đánh răng là chui tọt vào cơ thể - Ảnh 4.

Đối với người bị rộp môi thì virus HSV-1 sẽ bám trên bàn chải lâu đến 1 tuần. Loại virus này có thể lây lan qua nước bọt, nên bạn đừng bao giờ dùng chung bàn chải đánh răng.

5. Virus HPV

HPV cũng được tìm thấy trên một số bàn chải đánh răng. Nó có thể liên quan tới bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản, miệng.

Tuy nhiên, việc đánh răng thường xuyên lại có thể giảm thiểu sự hiện diện của virus HPV trong miệng! Và tương tự như virus HSV-1 thì virus HPV cũng có thể lây lan qua nước bọt đấy.

Vi khuẩn E.coli và 8 thứ kinh dị “ẩn mình” trên bàn chải, đợi ta đánh răng là chui tọt vào cơ thể - Ảnh 5.

6. Các loại nấm Candida

Có đến 20 loại nấm Candida khác nhau, trong đó Candida albicans là phổ biến nhất, gây nhiễm trùng đường miệng.

Triệu chứng bao gồm những đốm trắng trên lưỡi hoặc các khu vực khác của miệng và cổ họng, đôi khi kèm đau nhức và khó nuốt.

Vi khuẩn E.coli và 8 thứ kinh dị “ẩn mình” trên bàn chải, đợi ta đánh răng là chui tọt vào cơ thể - Ảnh 6.

Khi bị nhiễm nấm Candida, khoảng 15% nấm sẽ lưu lại trên bàn chải đánh răng. Hơn nữa, nấm còn có thể truyền sang các cây bàn chải khác gần đó. Vì vậy cần tránh đặt nhiều bàn chải chung 1 chỗ.

7. Thức ăn của ngày hôm qua

Mảnh vụn thức ăn vẫn thường lưu lại trên bàn chải đến sáng hôm sau. Khi đó, nó sẽ là nguồn sống nuôi vi khuẩn!

Vi khuẩn E.coli và 8 thứ kinh dị “ẩn mình” trên bàn chải, đợi ta đánh răng là chui tọt vào cơ thể - Ảnh 7.

Nếu không muốn chuyện này xảy ra, hãy rửa bàn chải trước khi bạn đánh răng. Lưu ý dùng nước từ vòi uống được hoặc nước súc miệng.

8. Độ ẩm

Một trong những thứ tệ nhất lưu lại trên bàn chải chính là nước ẩm. Vì nó sẽ giúp cho vi khuẩn phát triển.

Vi khuẩn E.coli và 8 thứ kinh dị “ẩn mình” trên bàn chải, đợi ta đánh răng là chui tọt vào cơ thể - Ảnh 8.

Ngược lại, một chiếc bàn chải đã phơi khô 24 tiếng đồng hồ sẽ giảm số vi khuẩn đáng kể. Vì thế, bác sĩ Geisinger khuyên bạn hãy dùng đồng thời 2 cây bàn chải, thay đổi cách ngày. Việc này giúp cho bàn chải lúc nào cũng khô ráo, ít khuẩn.

9. Máu

Có tới 70% người trưởng thành ở Mỹ bị viêm nướu, và khoảng 47% người trên 30 tuổi khổ sở vì bệnh nướu.

Vi khuẩn E.coli và 8 thứ kinh dị “ẩn mình” trên bàn chải, đợi ta đánh răng là chui tọt vào cơ thể - Ảnh 9.

Bác sĩ Geisinger cho biết: "Đối với những trường hợp này, đã có vết loét, vết vỡ rất nhỏ ở nướu mà mắt thường không thể nhìn thấy. Máu theo những chỗ loét này bám vào bàn chải.

Ngược lại, nó cũng tạo ra con đường cho vi khuẩn xâm nhập vào máu. Đó là lí do cho các trường hợp vi khuẩn răng miệng mà lại liên quan đến bệnh tim".

Vì vậy, khi bạn vừa cảm thấy mình gặp vấn đề răng miệng thì hãy đi khám nha khoa ngay. Nha sĩ có thể giúp làm sạch răng, cải thiện mức độ viêm nướu, ít máu hơn trong nước bọt và trên bàn chải đánh răng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường miệng.

Vi khuẩn E.coli và 8 thứ kinh dị “ẩn mình” trên bàn chải, đợi ta đánh răng là chui tọt vào cơ thể - Ảnh 10.

Ngoài ra, để tránh các loại vi khuẩn, virus thì cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể và thay bàn chải đánh răng thường xuyên, ít nhất 3 tháng/lần.

Nhưng nếu chưa đến 3 tháng mà bàn chải đã sờn lông thì cũng vứt ngay, vì điều kiện đó sẽ giúp vi khuẩn "trỗi dậy" hùng mạnh hơn.

Nguồn: Mentalfloss

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày