Sách không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn thúc giục các họa sĩ và tác giả sách làm nổi bật bìa sách bằng thiết kế minh họa khác nhau. Người ta đã phát minh ra kỹ thuật độc đáo, vẽ tranh lên mép phía trước cuốn sách.
Cận cảnh tranh trên mép sách.
Người đóng gáy sách và nhà thiết kế xác định 3 cạnh và xương sống của cuốn sách gồm mép trên và mép dưới, mép mở ra gọi là mép trước.
Ban đầu, mép trước của cuốn sách được bao phủ bằng mực để có thể dễ dàng nhận diện khi xếp chồng sách lên nhau quay cạnh trước ra ngoài.
Mép phía trước sách có thể nghiêng xòe ra làm hiện ra bức tranh và nó biến mất khi không để nghiêng xòe mép trước sách.
Khi cuốn sách được nghiêng xòe mép trước, bức tranh kỳ diệu lại xuất hiện. Nó như tác phẩm nghệ thuật ẩn dưới bề mặt.
Khi lộ ra, bức tranh như là hình ảnh ma thuật đột nhiên biến cuốn sách thành tác phẩm nghệ thuật thị giác thực sự.
Ý tưởng tranh trên mép sách bắt đầu từ năm 1500, khi họa sĩ Cesare Vecellio, người Venice (Ý)), phát triển kỹ thuật làm cứng sách hơn bằng cách sơn lên các cạnh sách.
Hầu hết đều là tranh chân dung xuất hiện khi cuốn sách đóng lại. Một thế kỷ sau, nghệ thuật "bức tranh biến mất" đã được một người đóng gáy sách tên là Samuel Mearne, người Anh.
Vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, nghệ thuật tranh trên mép sách trở nên phổ biến ở Anh. Do đó, công ty đóng sách Edwards ở Halifax đã nhờ một số họa sĩ vẽ phong cảnh lãng mạn trên cạnh trước sách.
Những cuốn sách này được tiếp tục đóng gáy da sang trọng hoặc sơn phủ vellum. Hầu hết các họa sĩ trong các công ty đóng sách đều làm việc như họa sĩ ma, nghĩa là họ không bao giờ ký tên vào bức tranh.
Việc này gây khó khăn cho các nhà sử học khi truy tìm nguồn gốc và ngày tháng ra đời bức tranh ẩn.
Tuy nhiên, một số nghệ sĩ đã để lại logo cá nhân. Vào đầu thế kỷ 19, Taylor & Hessey đã đóng dấu chữ ký của họ trên bìa sách, cũng giống như John Fazakerly đến từ Liverpool vào cuối thế kỷ 19, kết hợp dập nổi vàng vào trang trí đầy màu sắc để dễ nhận diện.
Vào đầu thế kỷ 20, họa sĩ C. B. Currie đã vẽ và ký tên cạnh trước sách, được đóng bằng ngà voi quét sơn.
Phần còn lại của bức tranh được công nhận độc quyền là thiết kế riêng của họ. Một số họa sĩ đáng nhắc đến là "Thistle" và "Dover" nhưng tác phẩm của họ không có chữ ký. Qua quan sát cẩn thận và nghiên cứu cho thấy nhiều chi tiết và đặc thù của phong cách cá nhân của họ.
Theo quan điểm ngày nay, có thể nói vẽ tranh trên mép sách đang bị mai một đáng báo động do sách in hàng loạt.
Mặc dù qua xem xét, hầu hết sách có bức tranh trên mép phía trước đều xuất xứ từ đầu thế kỷ 19, nhưng vẫn có số ít người tâm huyết gìn giữ nghệ thuật độc đáo này. Họa sĩ vẽ tranh trên mép sách duy nhất hiện nay là Martin Frost, đã vẽ tranh cho 3,500 cuốn sách trong suốt 40 năm qua.
Cuốn sách này ẩn giấu bức tranh của Dumbledore, khi đóng sách lại, bức tranh biến mất. Họa sĩ Martin Frost cũng tiết lộ rằng anh ấy thích thách thức bởi những cuốn sách.
Anh ấy thấy Harry Potter là cuốn sách phù hợp để vẽ tranh lên mép sách. Tác phẩm của ông được đưa ra bán cho các nhà sưu tập và độc giả quan tâm có thể mua hàng online.
Một số tác phẩm tranh trên mép sách kỳ diệu được trưng bày tại triển lãm trong Thư viện Công cộng Boston (Mỹ). Thư viện này chứa 258 cuốn sách, do Albert H. Wiggin quyên góp vào năm 1951.
Nguồn bài và ảnh: The Vintage News