Ứng dụng hướng nghiệp miễn phí tích hợp 300 ngành nghề lọt vào chung kết cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2020

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 06/11/2020
Chia sẻ

Đúng như kỳ vọng của nhóm tác giả TS Đào Lê Hoà An và các cộng sự, ứng dụng tư vấn hướng nghiệp Jobway đã cùng với 14 công trình, sáng kiến sáng tạo khác lọt vào chung kết cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2020.

Vốn là một chuyên gia tâm lý và gắn bó với công tác hướng nghiệp trong hơn 10 năm, TS Đào Lê Hoà An hiểu rằng việc xây dựng nên một ứng dụng thông minh để đưa đến cho học sinh chuẩn bị tốt nghiệp lời giải cho "ma trận" chọn nghề là thật sự cần thiết. Ứng dụng tư vấn hướng nghiệp Jobway do nhóm tác giả TS Đào Lê Hoà An và các cộng sự hứa hẹn trở thành công cụ hữu hiệu giúp các bạn trẻ tìm được hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và đam mê của bản thân.

Ứng dụng hướng nghiệp miễn phí tích hợp 300 ngành nghề lọt vào chung kết cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2020 - Ảnh 1.

Ứng dụng Jobway - 1 trong 15 công trình xuất sắc lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2020

Với ứng dụng Jobway, người dùng có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia hướng nghiệp trong vòng 24 - 36 tiếng hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh nhu cầu tìm hiểu nghề nghiệp, thông qua ứng dụng các em có thể hiểu chính mình thông qua việc thực hiện 2 bài trắc nghiệm tâm lý, tính cách được áp dụng hơn 50 nước trên toàn thế giới. Các em cũng có thể tìm hiểu thông tin các trường, các ngành học, tin tức mới nhất liên quan trực tiếp đến việc chọn ngành, chọn nghề bởi đội ngũ của Jobway đã chắt lọc các thông tin quan trọng và chuẩn xác từ nhiều nguồn khác nhau. Một điều đặc biệt mà ứng dụng Jobway đã làm được đó là không chỉ phục vụ đối tượng học sinh, ứng dụng còn có thể hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên, giáo viên, phụ huynh, trở thành cầu nối giữa các con và gia đình.

Ứng dụng hướng nghiệp miễn phí tích hợp 300 ngành nghề lọt vào chung kết cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2020 - Ảnh 2.

Ngày 4/11, Hội đồng chấm sơ khảo Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục năm 2020 đã lựa chọn ra Top 15 công trình vào vòng chung kết

Ứng dụng tư vấn hướng nghiệp Jobway là 1 trong 15 công trình đã lọt vào chung kết cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2020. 15 công trình, sáng kiến vì giáo dục này đã được Ban tổ chức chương trình lựa chọn từ 1.132 công trình, sáng kiến của 1.182 tác giả trên cả nước. Theo đó, các công trình, sáng kiến trong Top 15 sẽ tiếp tục tiến vào vòng chung kết diễn ra vào ngày 13/11 tới.

Ứng dụng hướng nghiệp miễn phí tích hợp 300 ngành nghề lọt vào chung kết cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2020 - Ảnh 3.

15 công trình lọt vào vòng chung kết Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2020 được Hội đồng sơ khảo lựa chọn từ 1.132 công trình sáng kiến của 1.182 tác giả trên cả nước

Khá bất ngờ về số lượng công trình năm nay, ông Nguyễn Nhất Linh, Phó Trưởng ban Thanh niên trường học, Trung ương Đoàn cho biết: "Số lượng công trình năm nay vượt trội hơn so với mọi năm cho thấy sự thu hút hơn, lan toả hơn của chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục đối với trí thức trẻ trong cả nước. Trong đó, chú trọng về đổi mới phương pháp dạy học sáng tạo và hiệu quả; công cụ phục vụ giảng dạy và học tập; nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục".

Ứng dụng hướng nghiệp miễn phí tích hợp 300 ngành nghề lọt vào chung kết cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2020 - Ảnh 4.

Ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long chia sẻ ghi nhận của ban tổ chức về việc có rất nhiều trí thức trẻ ở độ tuổi 16 - 17 tuổi tham gia cuộc thi. (Ảnh: Tuổi Trẻ Online)

"Năm nay, các tác giả đến từ rất nhiều vùng miền trên cả nước, bao gồm nhiều đối tượng và nhiều độ tuổi khác nhau. Trong đó đặc biệt phải nói đến nhóm tác giả ở độ tuổi từ 16 - 17 tuổi. Điều này cũng cho thấy chương trình đang ngày càng hấp dẫn các tài năng trẻ.

Đặc biệt, chương trình năm nay ghi nhận có rất nhiều trí thức trẻ đã biết tận dụng được tối đa tiềm lực của nền tảng công nghệ vào trong các sáng kiến về giáo dục trải nghiệm và hướng nghiệp, đáp ứng được mong mỏi của chương trình đưa ra từ ngày đầu phát động là khuyến khích các sáng kiến, phương pháp giảng dạy trực tuyến và học tập từ xa", ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long chia sẻ. 

Ban giám khảo tại vòng khung khảo gồm có: TS. Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; TS. Trần Quang Quý, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; PGS. TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; PGS. TS Phạm Kim Chung, Phó chủ nhiệm khoa Công nghệ giáo dục, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; anh Nguyễn Minh Triết, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

Dự kiến cũng trong đêm trao giải chung kết ngày 14/11 cho các trí thức trẻ, ban tổ chức Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục cũng sẽ trao giải thưởng và kỉ niệm chương cho các nhà báo đạt giải trong cuộc thi Hành trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục.

Ứng dụng hướng nghiệp miễn phí tích hợp 300 ngành nghề lọt vào chung kết cuộc thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2020 - Ảnh 5.

Hành trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục là giải dành cho phóng viên được BTC và nhãn hàng Bizner phối hợp tổ chức

Hành trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục là sáng kiến mới của ban tổ chức và nhãn hàng BIZNER trong năm nay nhằm tìm kiếm và tri ân những cây bút tài năng mới, tạo nên một cộng đồng các nhà báo có tâm, có tài để đồng hành cùng nền giáo dục Việt Nam.

Giải thưởng mong muốn gửi lời tri ân tới các nhà báo đã mang đến những tác phẩm tâm huyết để những ý tưởng cải tiến giáo dục của các trí thức trẻ có thể đến gần hơn với độc giả, cộng đồng và xã hội.

Danh sách 15 công trình được Hội đồng chấm sơ khảo lựa chọn:

1. Ứng dụng tư vấn hướng nghiệp JobWay (nhóm tác giả Đào Lê Hòa An, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Đào Lê Tâm An, Lâm Tùng, TP.HCM)

2. Nền tảng xây dựng bài giảng tương tác trực tuyến lý tưởng dành cho giáo viên và học sinh (Võ Nguyễn Đình Trí, Trần Anh Quân, Phan Đình Cường, Lê Văn Anh Tín, Hoàng Trọng Gia Huy, Đà Nẵng)

3. Sáng chế thiết bị thí nghiệm vật lý phổ thông mới (Nguyễn Tường Vũ, Thừa Thiên Huế)

4. Thiết bị hỗ trợ công tác dạy nghề trong lĩnh vực điều khiển tự động (Hà Quốc Trung, Bà Rịa - Vũng Tàu)

5. Cá nhân hóa thiết bị định vị đồ dùng cho học sinh khiếm thị (Trần Tuấn Minh, Phạm Ngọc Anh, Bà Rịa - Vũng Tàu)

6. Thiết kế và chế tạo mô hình hiệu chỉnh động cơ giao tiếp với máy tính (Tô Ngọc Luật, Phan Hoàng Sơn, Võ Trọng Hữu, Vĩnh Long)

7. Ứng dụng công nghệ vi điều khiển vào cải tiến đồ dùng bộ môn Vật lý (Lê Thanh Liêm, Hậu Giang)

8. Sgarden - Thiết bị hỗ trợ trồng cây cho học sinh (Cao Thọ Hoàng Long, Hoàng Lý Đình Duy, Đinh Thị Yến Nhi, Bà Rịa - Vũng Tàu)

9. Inspired creativity STEM (IPC STEM ) (STEM khơi nguồn sáng tạo) (Trần Trung Hiếu, Đinh Thị Thủy, Lê Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Hà Nội)

10. Tái chế rác thải thành đồ dùng dạy học cho học sinh ở trường THPT (Nguyễn Hữu Quyết, Hà Nội)

11. Thiết kế, chế tạo thiết bị chống quên trẻ em trên xe ôtô (Thân Quý Mùi, Đỗ Bảo Ngọc, Thái Nguyên)

12. Bàn học chữ nổi dành cho học sinh khiếm thị (Đinh Thị Giàu, Lữ Xuân Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu)

13. Hệ thống nhận dạng vứt rác bừa bãi tại trường, xây dựng ý thức, nếp sống văn minh cho học sinh (Nguyễn Thị Hương Giang, Đào Thiên Long, Tây Ninh)

14. Ứng dụng Android "Toán Học Tiểu Toàn Thư" (Huỳnh Phú Sĩ, Vĩnh Long)

15. Đàn piano trái cây (Lưu Hoàng Bảo Khang, Huỳnh Hải Đăng, Lê Quang, Trà Vinh)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày