4 điểm trừ của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản Việt

Kira, Theo Trí Thức Trẻ 13:37 04/02/2015

Có lẽ nếu khắc phục được 4 điểm trừ này, "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" sẽ còn gây sốt hơn nữa trên màn ảnh nhỏ Việt Nam.

Bố ơi! Mình đi đâu thế? thật sự là 1 "món lạ" trên "bàn tiệc" TV Show Việt hiện nay. Với format khác hoàn toàn so với những chương trình tìm kiếm tài năng khác, đối tượng khán giả phủ rộng ở mọi lứa tuổi, cách khai thác tự nhiên, dí dỏm, Bố ơi! Mình đi đâu thế? được đánh giá là thành công, nối tiếp các phiên bản nước ngoài như Hàn, Trung trước đây.

Tuy nhiên, thành công là thế, nhưng chắc chắn Bố ơi! Mình đi đâu thế? vẫn còn nhiều điều khiến khán giả "lấn cấn" và cảm thấy chưa hài lòng. 4 điểm trừ dưới đây có lẽ phần nào đã ngăn cơn sốt của chương trình bùng nổ mạnh mẽ hơn, theo đúng kì vọng của nhiều người.

4 điểm trừ của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản Việt 1

4 điểm trừ của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản Việt 2

Khung giờ "quá độc"

Khung 12h trưa thứ Bảy trước đây thực sự là 1 khung giờ "vàng" với loạt gameshow hấp dẫn của VTV. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, kèm theo đó là hàng loạt chương trình giải trí tối cuối tuần, khung 12h trưa này dần bị "lãng quên".

Có lẽ nhà sản xuất nghĩ rằng 12h trưa mọi nhà đều sẽ quây quần bên mâm cơm và bật TV để xem chương trình, tuy nhiên hành động xem TV này khá "vô thức" và ít ai theo dõi trọn vẹn, từng tình tiết của show. Đặc biệt Bố ơi! Mình đi đâu thế? là 1 chương trình diễn biến khá nhanh với những lời nói "lướt qua như chớp" mà nếu không để ý sẽ chẳng thể biết được. Chưa kể, nếu nghe không được, khán giả còn phải đọc "phụ đề", việc này đòi hỏi sự theo dõi chăm chú của người xem mới mong đạt được hiệu quả tối đa.

Khung giờ buổi tối vừa thu hút các gia đình, vừa thuận lợi cho khán giả trẻ, nhưng dường như đơn vị sản xuất lại khó lòng cạnh tranh với các "ông lớn" hiện nay nên đành chọn 12h trưa thứ Bảy.

4 điểm trừ của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản Việt 3

4 điểm trừ của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản Việt 4

Các tập quá dàn trải

Không khó để nhận ra nhà sản xuất "hơi tham" khi cắt nhỏ các hành trình của 4 bố con thành 3-4 tập nhỏ lẻ, khiến diễn biến của mỗi tập hầu hết là những câu nói, trò đùa, mâu thuẫn của các bé, chứ để cô đọng lại những điểm nổi bật thì không nhiều.

Khán giả theo dõi đôi khi cảm giác chương trình lê thê, thiếu hấp dẫn, những đoạn bán bánh xèo hay nấu ăn tận 15-20 phút thì quả thật khá mất kiên nhẫn để bắt kịp. Số lượng thử thách không nhiều và chưa có gì độc đáo, đôi khi hơi nặng nề, trong khi đó số lượng những trò chơi đúng nghĩa, bộc lộ tình cảm cha con lại khá hiếm hoi. Điều này khiến nhiều người cảm giác như chương trình muốn "ép" các cặp bố con bộc lộ tính cách chứ không mang tính tự nhiên.

4 điểm trừ của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản Việt 5

4 điểm trừ của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản Việt 6

Chú trọng hơi nhiều đến mâu thuẫn

Theo ý kiến của nhiều khán giả Bố ơi! Mình đi đâu thế? các phiên bản nước ngoài cho rằng, bản Việt Nam có quá nhiều sự mâu thuẫn, to tiếng, chú trọng vào sự "gay cấn" mà bị thiếu đi tính đáng yêu, dễ thương cần có. Hệ lụy tất yếu là những ý kiến tiêu cực của khán giả cũng tăng cao, điều này là không nên đối với các gia đình tham gia chơi, đặc biệt là các bé - những người còn rất nhỏ và dễ tổn thương.

Nếu nói về vẻ dễ thương thì nổi bật nhất vẫn là Bờm, Suti với tâm trí lúc nào cũng vô lo, vô nghĩ, có lẽ cũng vì là 2 bé nhỏ tuổi nhất. Ngoài ra, nhắc đến chương trình, khán giả có thể nhớ ngay đến trận cãi vã nảy lửa giữa bố Hoàng Bách và bố Minh Khang, những lúc nổi nóng, vứt bình tưới cây, đánh bạn, khóc nhè... của bé Tê Giác hay mới nhất là mâu thuẫn giữa Bo và Suti... Ấn tượng về những điều "chưa hay" luôn luôn đọng lại lâu và sâu trong tâm trí mọi người.

4 điểm trừ của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản Việt 7

4 điểm trừ của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản Việt 8

Truyền thông chưa tốt

Điều này có thể thấy rất rõ qua những bài báo, thông tin quảng bá về chương trình khá ít ỏi, nếu không muốn nói là hiếm hoi: hình ảnh không có mà chủ yếu là hình ảnh được chụp màn hình từ video, thông tin nhỏ lẻ, chủ yếu là nội dung mỗi tập chứ không hề có thông tin bên lề, những "bí mật" thú vị hay hậu trường mỗi chuyến đi cũng không được nhắc đến...

Một điểm rõ ràng nhất là khán giả không có kênh chính thức để xem lại chương trình nếu bỏ lỡ. Với lí do chương trình "dính" bản quyền nên không đăng tải được thì thật sự "khó hiểu" bởi rất nhiều show thực tế khác hiện nay mua bản quyền, có kênh YouTube riêng và vẫn đăng tải từng tập với độ phân giải cao. Điều này chắc chắn sẽ có lợi khi kéo theo lượng người xem tăng cao, chưa kể lượng người chia sẻ, lan truyền những clip dễ thương của các bé cũng sẽ nhiều hơn, giúp chương trình đến gần với khán giả hơn. Nhưng điều này có vẻ như nhà sản xuất chẳng mấy "mặn mà".

4 điểm trừ của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản Việt 9

4 điểm trừ của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" phiên bản Việt 10

Tạm kết

Mặc dù với nhiều hạn chế như vậy, nhưng Bố ơi! Mình đi đâu thế? vẫn tạo được sự chú ý nhất định, khiến khán giả truyền hình ghi nhớ, hào hứng chờ đón. Điều đó chứng tỏ, chương trình hoàn toàn có thể bùng nổ mạnh mẽ hơn hiện tại rất nhiều nếu được chăm chút, để ý thêm những điểm thiếu sót. Hi vọng rằng với các chặng tiếp theo của show, và thậm chí đến những mùa sau, Bố ơi! Mình đi đâu thế? sẽ có sự thay đổi, khắc phục tích cực để bước lên vị trí hàng đầu trong số các TV Show Việt đình đám.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày