Tưởng sâu thẳm đại dương chỉ có màn đêm bao phủ, ai dè cũng ẩn chứa những sinh vật "lập loè" đẹp lộng lẫy đến vậy

HUY, Theo Trí Thức Trẻ 17:02 18/11/2017
Chia sẻ

Có rất nhiều hiện tượng thiên nhiên kì thú chỉ được quan sát sau ánh màn đêm. Khi Mặt trời vụt tắt, hàng triệu sinh vật biển bắt đầu tham gia bữa tiệc “ánh trăng” này.

Không sai khi nói rằng nguồn ánh sáng tự nhiên được phát ra từ chính các sinh vật làm cho bữa tiệc "ánh trăng" vô cùng lung linh và huyền ảo. 

Ngoài bữa tiệc ấy, đại dương vẫn còn vô ngàn điều li kì khác, từ cuộc đi săn mồi của các động vật biển cho tới sự di chuyển của sinh vật kì bí dưới lòng đại dương. Chúng ta hãy cùng các nhà nghiên cứu đại dương bước vào thế giới huyền ảo này.

Tưởng sâu thẳm đại dương chỉ có màn đêm bao phủ, ai dè cũng ẩn chứa những sinh vật lập loè đẹp lộng lẫy đến vậy - Ảnh 1.

Các nhà khoa học đã ước tính rằng có đến khoảng 80-90% các loài sinh vật dưới đáy đại dương có thể tự phát sáng. Sinh vật này phát sáng khi có tác động từ các nguồn sáng có bước sóng nhỏ hơn 450 (nguồn UV) hay lớn hơn 600 (nguồn hồng ngoại). Và những sinh vật phù du tên dinoflagellate này có khả năng đặc biệt như thế.

Dinoflagellate phát ra ánh sáng màu xanh khi chúng bị dao động. Đó chính là lý do tại sao chúng ta thường thấy nhiều vệt xanh lấp lánh trên đầu ngọn sóng, xung quanh thuyền hoặc khi mái chèo bắt đầu khởi động.


Đại dương kì thú sau ánh màn đêm - Ảnh 5.

Bên cạnh sinh vật phù du thì cũng có nhiều sinh vật khác có khả năng phát quang sinh học. Loài cá này sử dụng một túi nhỏ dưới mắt để có thể lợi dụng ánh sáng phát ra từ vi sinh vật để săn mồi và tiếp xúc với những cá thể khác.


Tưởng sâu thẳm đại dương chỉ có màn đêm bao phủ, ai dè cũng ẩn chứa những sinh vật lập loè đẹp lộng lẫy đến vậy - Ảnh 3.

Không chỉ phát sáng bình thường, loài sứa biển Atolla còn trang bị cho mình hẳn một bộ đèn "chống trộm". Khi bị tấn công nó ngay lập tức phát sáng rực rỡ.

Ánh sáng của loài sứa này có thể chiếu xa đến 300 feet (khoảng 91,44 m). Khi đó, các loài to lớn hơn sẽ ngay lập tức bị thu hút bởi ánh sáng này và phóng ngay đến. Lúc này kẻ đi săn lại trở thành con mồi và sứa sẽ tranh thủ cơ hội này thoát thân.


Tưởng sâu thẳm đại dương chỉ có màn đêm bao phủ, ai dè cũng ẩn chứa những sinh vật lập loè đẹp lộng lẫy đến vậy - Ảnh 5.

Mực bobtail có một cách thông minh để sử dụng ánh sáng. Chúng có các cơ quan phát quang ở bên dưới cơ thể và liên tục phát sáng giống như các vì sao trên bầu trời. Khả năng này khiến cho các loài săn mồi ở bên dưới chúng không thể phát hiện ra.


Tưởng sâu thẳm đại dương chỉ có màn đêm bao phủ, ai dè cũng ẩn chứa những sinh vật lập loè đẹp lộng lẫy đến vậy - Ảnh 7.

Bạch tuộc dừa là một trong những loài bạch tuộc đẹp nhất thế giới. Chúng có thể phát ra ánh sáng từ hơn 40 xúc tu ở rìa vòi và hoàn toàn có thể biến đổi, điều khiển được việc phát sáng của các xúc tu này. 

Khi con mồi xấu số tò mò về thứ ánh sáng kì quái này - rất tiếc chúng sẽ trở thành bữa ăn của bạch tuộc.

Nguồn: BBC

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày