Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ

Lam Phương, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 08:00 26/01/2025
Chia sẻ

Đây là những món đồ trong bếp tôi chắc chắn sẽ vứt đi khi dọn nhà đón Tết.

Trong khâu "trùng tu" nhà thì bước đầu tiên nhưng không kém phần quan trọng chính là vứt bỏ. Chúng ta nên tập trung vào những món đồ đã đến lúc cần "chia tay" để không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng và mới mẻ hơn, đặc biệt là những vật dụng tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn thì càng không nên tiếc nuối giữ lại.

Vậy nên trước khi dọn dẹp, bạn có thể tham khảo danh sách những món đồ dưới đây để nếu nhà bạn có thì cho "bay màu" luôn nhé!

1. Kiềng chắn gió bếp gas

Những chiếc kiềng chắn gió này có tác dụng hỗ trợ tập trung ngọn lửa, giúp tiết kiệm gas. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là kiềng chắn gió tiềm ẩn rủi ro về an toàn rất lớn. Trong vài năm gần đây, nhiều vụ ngộ độc khí CO (carbon monoxide) đã xảy ra do sử dụng kiếng chắn gió khiến gas không được đốt cháy hoàn toàn.

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 1.

Nếu vòng này được nhà sản xuất cung cấp kèm theo bếp, bạn có thể yên tâm sử dụng vì chúng đã được thiết kế phù hợp với bếp. Tuy nhiên, những vòng mà bạn tự mua riêng thì nên bỏ ngay. Không chỉ gây nguy hiểm, mà việc đốt gas không đầy đủ còn lãng phí năng lượng chứ không hề tiết kiệm như quảng cáo. 

Hiện tại, nhiều cơ quan quản lý an toàn đã đưa ra cảnh báo rõ ràng: Không sử dụng thêm phụ kiện ngoài trên bếp gas để tránh các rủi ro không mong muốn.

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 2.

2. Túi nhựa đựng thực phẩm

Túi nhựa dùng để đựng rác thì không sao nhưng đừng dùng để đựng thực phẩm. Vì không phải tất cả túi nhựa đều làm từ chất liệu PE (Polyethylene) và không phải tất cả túi PE đều đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 3.

Sử dụng túi nhựa không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe vì các hóa chất có thể thấm vào thực phẩm.

3. Bát đũa melamine

Đây là loại bát đĩa nhìn giống gốm sứ nhưng cũng giống nhựa vì không dễ vỡ. Khi đựng thức ăn nóng, gặp nhiệt độ cao, món đồ này có thể giải phóng formaldehyde và melamine, gây hại cho sức khỏe.

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 4.

4. Hộp giấy đựng đồ ăn mang về

Hộp giấy đựng đồ ăn mang về thường có lớp giấy bên ngoài và lớp màng chống dầu mỡ bên trong. Tuy nhiên, khi gặp nhiệt độ cao, lớp màng này có thể tan chảy, dính vào thức ăn và bị nuốt vào cơ thể.

Vì vậy, không nên tái sử dụng hộp này, đặc biệt là sau khi đã cho vào lò vi sóng. Hãy vứt bỏ ngay sau khi sử dụng, tránh gây hại cho sức khỏe.

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 5.

5. Hộp nhựa đựng đồ ăn và hộp đựng đồ uống mang về

Một số người có thói quen tái sử dụng các hộp nhựa này sau khi rửa sạch. Tuy nhiên, chỉ nên dùng chúng để đựng đồ khô như tỏi, gia vị, không nên dùng để đựng thực phẩm. Các hộp này chỉ đạt tiêu chuẩn đủ để đựng đồ ăn mang về hoặc nước uống, không thích hợp để sử dụng lâu dài.

Biểu tượng trên hộp chỉ có nghĩa là có thể tái chế, không phải để tái sử dụng nhiều lần.

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 6.

6. Giấy lau kém chất lượng

Giấy lau được chia thành 2 loại: Giấy ướt và giấy khô. Tiêu chuẩn của chúng cũng khác nhau. Nếu giấy có mã tiêu chuẩn kết thúc bằng số 08 thì có thể dùng lau miệng; còn mã kết thúc bằng số 10 là giấy vệ sinh. Nguyên liệu sản xuất cũng có sự khác biệt, có loại thì thành phần là 100% bột gỗ tự nhiên, có loại lại là bột gỗ tái chế... 

Mặc dù không phải tất cả các loại giấy lau đều nguy hiểm nhưng bạn cps thể phân biệt giấy lau độc hại là thường có nguồn gốc không rõ ràng, chứa hóa chất hoặc chất tái chế không đảm bảo, có thể gây kích ứng da hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc lâu dài. Vậy nên loại này cũng không nên dùng.

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 7.

 7. Cốc PC (Polycarbonate)

Cốc làm từ chất liệu PC không chịu được nhiệt độ cao và có thể giải phóng Bisphenol A (BPA) khi tiếp xúc với nhiệt. BPA có thể làm rối loạn hệ thống nội tiết, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Nếu bạn sử dụng loại cốc này, chỉ nên đựng nước lạnh hoặc tốt nhất là nên bỏ đi, đặc biệt nếu trên nhãn có ghi "PC".

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 8.

8. Màng bọc PVC

Màng bọc PVC trong quá trình sản xuất cần thêm chất phụ gia như DEHA - Một chất có nguy cơ gây ung thư và làm dậy thì sớm. Khi tiếp xúc với dầu mỡ hoặc bị nung nóng, DEHA có thể thẩm thấu vào thực phẩm. 

Để đảm bảo an toàn, tránh sử dụng màng bọc PVC trong nhà. Nếu cần bọc thực phẩm, nên chọn màng PE nhưng lưu ý PE không thích hợp sử dụng ở nhiệt độ trên 60°C hoặc trong lò vi sóng.

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 9.

9. Dụng cụ nấu ăn bằng nhựa, silicon và nylon

Mặc dù nhiều sản phẩm được quảng cáo với đủ các ưu điểm nhưng thực tế khi sử dụng, các dụng cụ này dễ bị phồng rộp, chảy, hoặc hỏng hóc khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nhìn chung, những dụng cụ này không bền và dễ hư hỏng, nên thay thế bằng các loại thìa inox cho chảo gang hoặc thìa gỗ cho chảo chống dính để đảm bảo an toàn và độ bền. 

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 10.

10. Đũa hợp kim

Đũa hợp kim thường không phải là kim loại mà là sự kết hợp của sợi thủy tinh và nhựa. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, sợi thủy tinh có thể bị mục nát, gây tổn thương cho da hoặc phổi nếu hít phải.

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 11.

Nếu bạn muốn an toàn, dùng đũa gỗ tốt hơn nhưng dễ bị mốc, đũa gốm an toàn nhưng dễ vỡ, Đũa thép không gỉ (304 hoặc 316) là lựa chọn bền bỉ, an toàn nhất (dù hơi khó dùng).

Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ- Ảnh 12.

Nguồn: Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày