Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong con hiếu thuận. Tuy nhiên, có những hành vi bề ngoài của con cái được cho là hiếu thảo lại che đậy sự ích kỷ, thờ ơ bên trong.
Ảnh minh họa
Con cái cho cha mẹ đủ về vật chất nhưng thiếu thốn về mặt cảm xúc
Có một số người con cho rằng hiếu thảo có nghĩa là đáp ứng nhu cầu vật chất của cha mẹ. Họ làm việc chăm chỉ và mua thứ này thứ kia cho cha mẹ khi kiếm được tiền, như thể điều này phản ánh lòng hiếu thảo của mình. Tuy nhiên, kiểu hiếu thảo này lại bỏ qua sự trao đổi tình cảm quan trọng nhất.
Nhiều người con bận rộn công việc, hiếm khi về nhà chứ đừng nói đến chuyện nói chuyện với cha mẹ. Mỗi lần gọi điện, chỉ nói vài câu là cúp máy. Nhiều người già không thiếu tiền, thứ cái họ thiếu là sự bầu bạn và sự chăm sóc của con cái. Những món quà đó dù có giá trị đến đâu cũng không thể lấp đầy sự trống trải trong lòng họ. Điều cha mẹ cần là tình yêu thương đích thực của con cái chứ không chỉ là những món quà vật chất lạnh lùng.
Con cái tự cho mình là đúng và áp đặt mong muốn của mình lên cha mẹ
Cũng có kiểu con cái cho rằng mình hiểu rõ nhu cầu của cha mẹ và áp đặt mong muốn của bản thân, cho rằng đây là lòng hiếu thảo. Kiểu hành xử "hiếu thảo" này của con cái thường gây phản tác dụng và khiến cha mẹ phải khổ sở.
Tiểu Hiên là một đứa con tự cho mình là đúng và hiếu thảo. Cô cảm thấy bố mẹ mình ngày càng già đi và cần tập thể dục nhiều hơn nên đánh thức họ vào lúc 6 giờ sáng hàng ngày và cùng họ chạy bộ trong công viên. Trên thực tế, bố mẹ cô thích dậy muộn và đi dạo gần nhà, nhưng để không làm con thất vọng, họ đành phải hợp tác.
Kết quả là bố đổ bệnh vì làm việc quá sức, còn mẹ cô thì trầm cảm vì thiếu ngủ. Ý định tốt của Tiểu Hiên đã trở thành gánh nặng cho cha mẹ, và lòng hiếu thảo bị áp đặt này khiến cha mẹ bất lực.
Giao trách nhiệm chăm cháu cho cha mẹ, không tôn trọng cha mẹ
Cha mẹ bỏ tiền ra để con cái kết hôn, sau khi con cái có con thì cha mẹ lại phải đảm nhận thêm trách nhiệm bảo mẫu. Bề ngoài nhiều người sẽ nghĩ những người con này tạo điều kiện cho ông bà quây quần bên con cháu nhưng thực tế, không phải người già nào cũng vui lòng rời xa quê nhà, lên thành phố và gánh thêm trách nhiệm nặng nề.
Có người kể: Ông bà nội rất yêu thương con trai và con dâu, họ rất siêng đến nhà hai vợ chồng trẻ mỗi ngày để trông cháu. Nhưng một hôm, đứa nhỏ bị bệnh, người con đó lại quay sang trách cha mẹ mình vô tâm, không biết yêu thương cháu mới để đứa nhỏ sinh bệnh như thế này.
Nghe những lời này của người con trai và con dâu, hai ông bà lão rất tức giận, họ liền cãi nhau một trận. Từ đó mối quan hệ giữa 2 thế hệ bị rạn nứt, con cái thì ghét cha mẹ mình, cặp vợ chồng già thì lòng tốt không được báo đáp.
Cha mẹ đã dành cả đời làm việc vất vả chăm lo cho con cái mình trưởng thành. Đến tuổi nghỉ hưu, họ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe. Việc suốt ngày phải chạy theo 2-3 đứa cháu từ sáng sớm đến đêm khuya khiến chúng ta mau kiệt sức, thậm chí đổ bệnh nặng.
Kiểu con cái can thiệp quá mức, tước đoạt tự do của cha mẹ
Có một kiểu con cái bảo vệ, lo lắng quá mức cho cha mẹ và muốn can thiệp vào mọi việc, khiến cha mẹ mất tự do và khiến họ mất đi niềm vui cuộc sống. Họ sợ cha mẹ lẩm cẩm, đụng chỗ này chỗ kia nên không cho làm việc nhà; sợ họ ra ngoài sẽ nguy hiểm nên bắt cha mẹ ở nhà suốt ngày.
Bố mẹ già dù sống một cuộc sống không lo âu nhưng đã mất đi sự tự chủ trong cuộc sống. Họ cảm thấy mình đã trở thành một con chim bị nhốt trong lồng, không biết tự do. Lòng tốt của con cái đã trở thành sự kiềm chế đối với cha mẹ.
Hiếu thảo là một truyền thống quý giá, nhưng nếu chỉ là hiếu thảo hời hợt mà bỏ qua những nhu cầu, tình cảm thực sự của cha mẹ thì sẽ trở thành "thảm họa". Lòng hiếu thảo chân chính không chỉ là sự thỏa mãn về vật chất mà còn là sự quan tâm, thấu hiểu về mặt tình cảm.
Con cái nên học cách lắng nghe, tôn trọng mong muốn và quan tâm thực sự đến cha mẹ. Chỉ bằng cách này, cha mẹ mới có thể cảm nhận được hạnh phúc và sự ấm áp thực sự trong những năm tháng cuối đời.