Trong bữa tiệc, bị sếp hất rượu vào mặt, bạn sẽ làm gì?

Quê Hương, Theo Doanh nghiệp & tiếp thị 11:35 06/10/2021

Khi bị sếp hất rượu trước mặt mọi người, bạn sẽ làm thế nào? Chơi lại sếp rồi nghỉ việc hay tiếp tục cắn răng chịu uất ức?

Tôi công tác tại đơn vị tư pháp đã được 10 năm. Trong công việc, tôi thường không đồng tình với ý kiến ​​của lãnh đạo bởi bản thân thích theo đuổi sự công bằng và chính trực. Vì vậy cấp trên luôn rất không hài lòng với tôi.

Trong bữa tiệc sinh nhật của sếp, nhân viên trong công ty đều tham dự rất đông đủ. Uống được vài hiệp, mặt ai nấy đều bắt đầu đỏ ửng.

Trong bữa tiệc, bị sếp hất rượu vào mặt, bạn sẽ làm gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Sếp mượn giọng rượu, bước đến và chỉ trích thẳng mặt tôi tội "vô lễ" với sếp. Thêm vào đó, mấy cậu cấp dưới được đà lấn tới không ngừng nịnh hót khích đểu lão.

Trước sự khiêu khích của lũ nhân viên, lão sếp nghĩ bản thân phải làm gì đó để thể hiện uy quyền và địa vị của mình. Nhân lúc lúc tôi không chú ý, lão đột nhiên xoay người vớ lấy ly rượu tạt thẳng mặt tôi.

Lúc này, tất cả đồng nghiệp đều dồn ánh mắt về phía hai người chúng tôi chờ xem kịch hay. Một nửa thì muốn xem tôi đối phó thế nào, nửa còn lại lại muốn xem lão sếp mất mặt ra sao.

Tôi cũng chẳng phải loại dễ bắt nạt gì mà phải khom lưng cúi đầu trước mặt người khác. Liếm nốt giọt rượu còn dính trên mép, tôi quay ra tươi cười với lão sếp:

"Sếp à, em nghĩ giữa chúng ta chắc có hiểu lầm gì đó, em lấy canh thay rượu đền tội với anh nhé. Hi vọng sự nghiệp của anh sau này thành công rực rỡ..."

Rồi tôi hét: "Phục vụ, mang một bát lớn ra đây!"

Sau đó, tôi chậm rãi múc nước lẩu vào đầy chiếc bát lớn, nhẹ nhàng bưng lên đi đến trước mặt sếp. Lão sếp nhìn thấy tôi có thành ý như vậy vội nói:

"Thôi được rồi, biết thế là tốt, sau này làm việc biết điều chút là được..."

Các đồng nghiệp khác có lẽ đang tưởng tượng xem tôi sẽ uống bát nước lẩu đó thế nào. Vậy mới nói, bản tính con người đều là ác mà. Thế là đám người bắt đầu cổ vũ "vậy bắt buộc phải cạn rồi..." "không cạn sao mà được..."

"Được rồi, nhân lúc canh nóng, mà anh em cổ vũ nhiệt tình như vậy, sao tôi có thể khiến mọi người thất vọng được?" Tôi nhếch mép cười.

Tôi bất ngờ lấy đà, úp thẳng bát canh vào mặt lão sếp. Sau đó tôi chỉ nghe thấy tiếng kêu như lợn bị cắt tiết cùng vẻ mặt ngây ngốc của lũ đồng nghiệp.

Trong bữa tiệc, bị sếp hất rượu vào mặt, bạn sẽ làm gì? - Ảnh 2.

Hình minh họa

Cũng may canh không nóng lắm, cộng với da mặt dày như trâu của lão sếp nên không để lại tổn thương gì, chỉ đỏ hơn nửa tháng mà thôi. Đó cũng chính là lí do tôi bị sa thải. Tuy phải bồi thường một chút tiền nhưng tôi lại thấy vô cùng hả dạ.

Nếu bạn gặp phải tình huống như vậy, bạn sẽ làm thế nào?

Quả thực bị người khác hất rượu vào mặt không phải chuyện vui vẻ gì, thậm chí còn khiến bản thân cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên điều này cũng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.

Nếu đối phương đã uống say và không cố ý làm vậy, bạn có thể lựa chọn tha thứ.

Nếu sếp của bạn không may uống quá nhiều, trong vô thức liền hất rượu vào mặt bạn. Tuy nhiên anh ta không hề có ý định xúc phạm hay chà đạp bạn, thậm chí sau đó còn thành tâm xin lỗi. Vậy chi bằng hãy tha thứ cho đối phương, bởi đây chỉ là một sự cố mà thôi, không nhất thiết phải từ chức trong trường hợp này.

Nếu sếp cố ý làm vậy, tốt nhất nghỉ việc càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp như vậy, nếu bạn không quyết đoán rõ ràng, công việc sau này cũng giống như con cừu non bị giết thịt mà thôi.

Sếp cố ý hất rượu vào bạn, đây rõ ràng là hành động xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm và lòng tự trọng của con người. Cho dù là người dễ tính đến mức nào cũng cần phải có thể diện của mình.

Trong bữa tiệc, bị sếp hất rượu vào mặt, bạn sẽ làm gì? - Ảnh 3.

Hình minh họa

Những câu chuyện như vậy chắc chắn đã xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Đối phương đều là kẻ cậy quyền thế địa vị, huênh hoang và kiêu ngạo.

Nếu thực sự có chuyện đó xảy ra, từ chức là điều hiển nhiên phải làm. Bởi người lãnh đạo dám làm như vậy chắc chắn ngày thường anh ta cũng không tốt đẹp gì. Nếu cứ im lặng chịu uất ức, tháng ngày còn lại của bạn chắc chắn sẽ khó có thể sống nổi.

Ở nơi làm việc, nơi mà địa vị và quyền thế luôn không bình đẳng, những nhân viên thấp cổ bé họng như chúng ta, ngay cả khi gặp phải tình huống "nhục nhã" như vậy cũng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay. Tuy nhiên, nhẫn nại cũng phải có mức độ của nó.

Nếu cứ tiếp tục, bạn chỉ đang tự tạo cơ hội để đối phương chà đạp lên mình mà thôi. Bởi khi đã cúi xuống thì khó có thể ngóc đầu lên được. Cho dù bạn cố gắng nịnh hót cũng vô dụng, thậm chí chỉ khiến đối phương coi thường bạn hơn.

Tiệc rượu không chỉ đơn giản là một bữa cơm, mà nó còn là một loại văn hóa, nơi thể hiện bản chất của một con người. Khi gặp tình huống như vậy, hãy để "lòng tự trọng" của bản thân có một đường lui, nghỉ việc càng sớm càng tốt. Môi trường mới sẽ giúp bạn có cơ hội phát triển hơn rất nhiều.