Trên đời này, có một kiểu người như anh W. : Xin lỗi không thiếu chữ nào, nhưng chẳng có chữ nào thật lòng

MIMI, Theo Phụ nữ số 16:20 15/05/2025
Chia sẻ

Xin lỗi không phải là một nghi thức để gỡ mình ra khỏi rắc rối. Nó là hành động cuối cùng để khép lại một chương, để người bị tổn thương biết rằng họ không bị lãng quên, không bị xóa khỏi chính câu chuyện của mình.

Một lời xin lỗi không có tên

Sau chuỗi ngày ngập chìm trong drama, cuối cùng Wren Evans cũng đã lên tiếng với một bức tâm thư. Lời xin lỗi đầu tiên từ phía anh kể từ khi mọi chuyện vỡ ra: nghi vấn phản bội, lừa dối sau lưng, những lần nói dối nối tiếp và một mối quan hệ tan vỡ trong im lặng của người ra đi và nước mắt của người ở lại.

Trên đời này, có một kiểu người như anh W. : Xin lỗi không thiếu chữ nào, nhưng chẳng có chữ nào thật lòng- Ảnh 1.

Bài đăng xin lỗi của Wren

Nhưng điều khiến nhiều người đọc xong thấy nghèn nghẹn, lại không nằm ở việc anh có nhận sai hay không. Mà là ở chỗ: trong cả một bài viết dài, người cần được xin lỗi nhất – Lim Feng – không một lần được nhắc tên.

Không phải công chúng không biết "bạn ấy" là ai. Không phải người đọc không đoán ra câu chuyện đang nói về ai. Nhưng khi xin lỗi một người đã cùng mình đi qua bao năm tháng, đã đau đến mức phải rời đi, đã can đảm lên tiếng một cách tử tế, thì điều tối thiểu một người nên làm là gọi đúng tên họ.

Bởi vì trong một lời xin lỗi, tên người ấy chính là cách công nhận họ đã hiện diện, đã tổn thương, đã yêu và đã chịu đựng rất nhiều.

Khi Wren nói "tôi xin lỗi bạn ấy", bạn đang làm điều đó trước người đọc. Khi bạn nói "tôi xin lỗi Lim Feng", bạn mới thật sự làm điều đó với người đã từng là người yêu cũ của mình.

Trên đời này, có một kiểu người như anh W. : Xin lỗi không thiếu chữ nào, nhưng chẳng có chữ nào thật lòng- Ảnh 2.

Khi xin lỗi không phải để người kia nghe, mà để cho khán giả thấy

Trong tâm thư ấy, Wren viết nhiều về việc mình sai. Về sự nuối tiếc. Về việc không thể quay lại. Về mong muốn được tôn trọng. Tất cả đều hợp lý. Nhưng thiếu đi một điều quan trọng nhất: đối diện.

Xin lỗi không phải là một nghi thức để gỡ mình ra khỏi rắc rối. Nó là hành động cuối cùng để khép lại một chương, để người bị tổn thương biết rằng họ không bị lãng quên, không bị xóa khỏi chính câu chuyện của mình.

Khi bạn không gọi tên người ấy, bạn đang khiến họ trở thành một phần mờ nhòe trong lời kể. Như thể họ là một chi tiết trong scandal, chứ không phải là người đã từng đồng hành, yêu thương, tha thứ, và chịu đựng bạn.

Trên đời này, có một kiểu người như anh W. : Xin lỗi không thiếu chữ nào, nhưng chẳng có chữ nào thật lòng- Ảnh 3.

Lim Feng, dù rời đi trong tổn thương, đã chia sẻ câu chuyện của mình với sự văn minh và đầy đủ. Cô không tố cáo, không bôi nhọ. Cô chỉ kể. Kể như một người từng yêu, từng cố gắng cứu vãn, và cuối cùng phải bỏ cuộc khi người kia không còn biết mình đang làm đau người khác.

Vậy thì, trong một tâm thư mang danh "xin lỗi", điều tử tế tối thiểu – là gọi đúng tên người cần được nhận lời xin lỗi ấy.

Thật ra, trong thế giới này, có một kiểu đàn ông rất khéo: xin lỗi không thiếu chữ nào, nhưng chẳng có chữ nào thật lòng. Họ viết rất dài, nhưng không nói rõ. Họ nhận sai, nhưng không nói rõ mình đã sai ở đâu. Họ buồn, nhưng không hỏi xem người kia đã khổ sở đến thế nào.

Trên đời này, có một kiểu người như anh W. : Xin lỗi không thiếu chữ nào, nhưng chẳng có chữ nào thật lòng- Ảnh 4.

Và họ gọi người từng ở cạnh mình bằng một từ mơ hồ: bạn ấy.

Bạn ấy, người cũ – một cách gọi chung chung, nhẹ bẫng. Nghe như đang nói về một đồng nghiệp cũ, hay một nhân vật không tiện nhắc tên. Nhưng đó là cách người ta giữ khoảng cách với trách nhiệm. Là cách để không dính líu vào cảm xúc thật. Là cách để khán giả thấy "tôi đã nhận sai", nhưng người kia thì vẫn không nhận được gì ngoài sự lạnh lùng trong câu chữ.

Có những lời xin lỗi không được nói ra để người kia nghe – mà chỉ để cho khán giả thấy. Không nhắm đến trái tim, mà nhắm đến dư luận. Không vì muốn hàn gắn, mà vì muốn kết thúc nhanh gọn.

Trên đời này, có một kiểu người như anh W. : Xin lỗi không thiếu chữ nào, nhưng chẳng có chữ nào thật lòng- Ảnh 5.

Gọi đúng tên một người là thừa nhận họ đã hiện diện trong đời bạn

Trong tình yêu, có một điều rất giản dị mà cũng rất khó: đối diện với người mình từng yêu. Khi còn yêu, bạn gọi tên họ mỗi ngày. Khi họ đi rồi, gọi tên họ một lần trong lời xin lỗi – sao lại khó đến thế?

Đôi khi, người ta không gọi tên vì sợ phải thừa nhận. Thừa nhận rằng mình đã đối xử không đúng. Thừa nhận rằng người kia có đủ vị trí để tổn thương. Thừa nhận rằng có một người từng yêu mình nhiều đến mức tha thứ hết lần này đến lần khác, và cuối cùng bị chính mình làm đau đến mức phải bỏ đi.

Nhưng xin lỗi mà không gọi tên – thì chẳng khác gì nói với khoảng không. Là một lời thốt ra mà không có địa chỉ, không có người nhận. Là cách để bạn tự tha thứ cho mình – chứ không phải xin được tha thứ từ người kia.

Một lời xin lỗi tử tế bắt đầu từ việc gọi đúng người, đúng tên, đúng lỗi.

Trên đời này, có một kiểu người như anh W. : Xin lỗi không thiếu chữ nào, nhưng chẳng có chữ nào thật lòng- Ảnh 6.

Lim Feng có lẽ không cần Wren xin lỗi để tha thứ. Cô đã đi rồi. Một cách dứt khoát, tỉnh táo. Nhưng những ai từng yêu, từng bị phản bội, từng ở lại sau vết thương, đều hiểu: một lời xin lỗi không bao giờ là thừa – nếu nó đủ đầy.

Không ai mong người phản bội mình phải hối hận cả đời. Nhưng họ cần được công nhận là người đã từng yêu, từng bị phản bội, và từng đi qua tất cả những thứ đó với lòng tự trọng nguyên vẹn.

Một người đàn ông yêu chưa chắc đã biết giữ. Nhưng khi đã mất – mà còn không biết xin lỗi cho đàng hoàng – thì anh ta đã mất đi điều cuối cùng đáng quý: Niềm tin của người khác vào sự tử tế của anh ta.

Gọi tên một người – là khẳng định rằng: "Tôi biết mình đã làm ai đó tổn thương. Và tôi đủ can đảm để không giấu diếm điều đó và làm họ tổn thương thêm nữa”.

Trên đời này, có một kiểu người như anh W. : Xin lỗi không thiếu chữ nào, nhưng chẳng có chữ nào thật lòng- Ảnh 7.

 Nếu đã làm người ta tổn thương công khai thì hãy xin lỗi công khai một cách rõ ràng 

Chuyện của Wren và Lim Feng không còn là chuyện riêng tư. Nó đã đi qua mạng xã hội, qua truyền thông, qua từng dòng bình luận của những người lạ. Vậy thì, nếu tổn thương đã công khai – lời xin lỗi cũng cần phải công khai một cách rõ ràng.

Không ai đòi hỏi Wren phải lên truyền hình khóc lóc. Nhưng việc viết một bức thư không dám nhắc tên người mình từng yêu, trong khi cả thế giới đều biết đó là ai – thì đó không còn là sự tế nhị, mà là một sự né tránh.

Và trong tình yêu – né tránh không bao giờ là dấu hiệu của tử tế.

Xin lỗi không phải là để cứu vãn một mối quan hệ. Nó là cách cuối cùng để chứng minh rằng bạn từng là người biết quan tâm, biết cảm nhận, và biết chịu trách nhiệm với những điều mình đã làm. Và nếu không thể gọi đúng tên người ấy – thì đừng mất công viết cả một bức tâm thư chỉ để cho qua chuyện.

Người ta không cần bạn nói một bài thật hay. Chỉ cần bạn thừa nhận rằng họ từng là ai trong đời bạn, và bạn đã làm gì khiến họ phải bước đi.Không có gì cay đắng hơn việc từng yêu ai đó rất nhiều – mà đến lúc kết thúc, cái tên của mình cũng không được họ gọi ra một lần.

Vì vậy, nếu thật lòng xin lỗi, hãy gọi tên người ấy. Gọi bằng tất cả sự đối diện, bằng phần can đảm ít ỏi còn sót lại, và bằng lòng biết ơn với những gì người ấy từng âm thầm làm cho bạn. Xin lỗi, không phải để được tha thứ. Mà là để người kia được nhẹ lòng.

Và nếu ngay cả điều đó bạn cũng không thể làm cho tử tế – thì lời xin lỗi đó, thật lòng mà nói, cũng chẳng để làm gì.

Trên đời này, có một kiểu người như anh W. : Xin lỗi không thiếu chữ nào, nhưng chẳng có chữ nào thật lòng- Ảnh 8.

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày