Người ta nói rằng không có thành công trong bất kỳ sự nghiệp nào có thể bù đắp được thất bại trong việc giáo dục con cái, vì vậy thực tế đối với các bậc cha mẹ, giáo dục con cái là ưu tiên hàng đầu. Là cha mẹ, chúng ta nên tự hỏi mình đã đạt được bao nhiêu điểm trong quá trình giáo dục con cái? Nếu giáo dục con cái là một bài tập về nhà thì theo bạn, điểm số của mình sẽ ra sao?
Có 7 dấu hiệu chứng tỏ bạn rất thành công trong việc giáo dục con cái, nếu đạt được cả 7 điểm thì xin chúc mừng, bạn chính là cha mẹ "nhà người ta" mọi đứa con đều mơ ước. Nếu chỉ đạt được năm hoặc sáu, con bạn vẫn rất giỏi, nếu chỉ đạt bốn hoặc năm dấu hiệu thì có thể chỉ đạt tiêu chuẩn đậu thôi, bạn cần cố gắng cải thiện nhé!
1. Trẻ có thể tự do thể hiện nhiều loại cảm xúc khi có mặt cha mẹ
Trên thực tế, nếu quan hệ giữa bố mẹ và con cái rất thân thiết, trẻ sẽ tự do bộc lộ cảm xúc. Ngược lại, nếu mối quan hệ này căng thẳng, bị gò bó hoặc áp lực, trẻ sẽ không dám bộc lộ cảm xúc một cách tự do, chẳng hạn phấn khích, buồn bã, tức giận, rụt rè, lo lắng...
2. Khi trẻ bị thương hoặc gặp sự cố, nó sẽ tìm cha mẹ trước
Dấu hiệu này cho thấy bạn đang làm rất tốt việc giáo dục và hòa đồng với con cái. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng con mình gặp khó khăn thì sẽ tìm đến mình càng sớm càng tốt, thực tế thì không phải vậy.
Khi con có rung động đầu tiên, khi con đánh nhau với ai đó, khi con phạm sai lầm lớn, khi con gặp khó khăn, không phải lúc nào cha mẹ cũng là người con nghĩ đến chuyện chia sẻ đầu tiên. Tại sao? Bởi vì con cái sẽ đánh giá mối quan hệ của chúng với cha mẹ của chúng, tất cả các tiêu chuẩn để đánh giá là một số cảm xúc trong quá khứ tiếp xúc với cha mẹ. Có thể là chuyện nhỏ nhưng nên nhớ trẻ rất nhạy cảm. Nếu bị phủ nhận hoặc phớt lờ, trẻ sẽ không còn sự tin tưởng vào cha mẹ.
Nếu trẻ tin tưởng cha mẹ và cảm thấy mình được lắng nghe, chúng sẽ bày tỏ tất cả các ý tưởng và cho bạn biết tất cả ý tưởng, kế hoạch và hướng đi tiếp theo của mình. Điều này cho thấy mối quan hệ của cha mẹ - con cái đang rất khăng khít.
Nhưng nếu trong quá khứ, cha mẹ rất nghiêm khắc, hoặc cha mẹ có những hành vi quá khích trước sự lựa chọn hoặc ý tưởng sáng tạo của con cái thì lúc này, con cái sẽ nghĩ rằng cha mẹ thiếu thấu hiểu, đánh giá thấp bản thân mình. Trong quá trình trưởng thành sau này, đứa trẻ sẽ có rất nhiều ý kiến và kế hoạch nhưng có thể cha mẹ là người cuối cùng biết điều đó.
Ví dụ hôm nay con đi muộn: "Sao con lười thế; Con lờ đờ như vậy chẳng làm nên trò trống gì đâu". Ví dụ khác, đứa trẻ hát lạc điệu: "Con thật không có năng khiếu nghệ thuật; Con không thích hợp để học hát". Hay khi đứa trẻ đi trên cầu ván rất căng thẳng, cha mẹ nói, con thật hèn nhát.
Các bậc phụ huynh thường không biết rằng những lời trách mắng, chỉ trích hay lo lắng, thất vọng về đứa trẻ không những làm cho các em cảm thấy buồn khi bị la mắng hay bị đánh giá mà còn hơn thế nữa. Những điều đó sẽ có tác dụng ám thị đối với trẻ, khiến chúng sẽ hành động hay trở nên như vậy một cách vô ý thức. Những điều đó giống như những hạt mầm gieo vào trong tâm hồn con trẻ, chúng sẽ tăng trưởng và có khi trở thành tính cách thực của trẻ.
Bởi vì làm những gì trẻ thích có thể nuôi dưỡng ý thức hoàn thành của trẻ, khi trẻ có ý thức hoàn thành sẽ thể hiện hai phẩm chất: Thứ nhất là kiên trì, thứ hai là có trách nhiệm với bản thân, biết chấp nhận rủi ro, không dễ dàng bỏ cuộc và sẵn sàng cho tương lai của mình.
Thương con không có nghĩa là đáp ứng mọi yêu cầu của con, nuông chiều những hành vi không đúng của con vì nghĩ "con còn nhỏ, biết gì". Ngược lại, chúng ta nên đối xử với con cái với thái độ đúng mực, đặt ra các quy tắc đúng đắn cho con mình mà không cần lo lắng về việc trẻ sẽ nổi loạn hoặc không thể chấp nhận được.
Trẻ con thực sự rất cần có các giới hạn để con thấy được chuyện gì sẽ xảy ra nếu như con không nghe theo những gì cha mẹ đã căn dặn từ trước. Miễn là những giới hạn đó tuân theo 4 quy tắc, đó là: nói trước về hậu quả cho trẻ, tôn trọng trẻ, giới hạn phải hợp lý và hình thành tinh thần trách nhiệm cho trẻ.
Người lớn thường vô tình làm trẻ tổn thương, nhưng không bao giờ nhận ra sai lầm đó của mình. Hoặc nếu có nhận ra, người lớn cũng rất ngại nói lời xin lỗi. Hầu hết người lớn sẽ không dễ dàng nói xin lỗi một đứa trẻ, có thể do lòng kiêu hãnh dù biết mình sai. Tuy nhiên, đừng quên xin lỗi đúng thời điểm không phải là dấu hiệu bạn yếu đuối trước mặt con, mà thể hiện sự việc đó rất quan trọng.
Là cha mẹ, khi yêu cầu con cái xin lỗi, trước tiên chúng ta phải có khả năng thực hành xin lỗi. Điều này giúp đứa trẻ cảm nhận được cha mẹ bình đẳng với mình, cảm nhận được rằng cha mẹ có sự đồng cảm, cảm thấy mình được tôn trọng. Cách bạn cư xử với con và những người khác sẽ có tác động đến cách trẻ cư xử với mọi người. Do đó, khi bạn xin lỗi con sau những khi làm sai, chúng sẽ hiểu giá trị của bản thân và học cách tôn trọng người khác. Khi con bạn mắc lỗi, trẻ sẽ biết mình cần phải xin lỗi.