Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng!

Jung Bún, Theo Trí Thức Trẻ 16:00 22/01/2018

Phiên bản remake của các tác phẩm kinh điển trên màn ảnh Hoa Ngữ như "Thần Điêu Đại Hiệp", "Lương Sơn Bá Và Chúc Anh Đài", "Gia Tộc Kim Phấn" đều phải đối mặt với luồng ý kiến trái chiều từ khán giả cùng người hâm mộ.

Hiện nay, rất nhiều bộ phim kinh điển của màn ảnh nhỏ Hoa Ngữ bị lôi ra "xào" lại với mục đích thương mại hóa. Chất lượng của các bộ phim cũng không còn được như xưa, gây ảnh hưởng đến ấn tượng tốt đẹp mà những phiên bản tiền nhiệm để lại trong lòng người xem.

Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng các tác phẩm truyền hình mang danh remake đi xuống chính là dàn diễn viên trẻ thừa nhan sắc lại thiếu thực lực. Các nhà sản xuất thường ưu ái những gương mặt trẻ nổi tiếng hoặc "gà nhà" mà không đặt nặng vấn đề diễn xuất. Những dự án remake sau này đa phần bị khán giả nhận định là "hàng dỏm" khi đem so sánh với các phiên bản đình đám từng ra mắt trong quá khứ.

Tân Thiên Long Bát Bộ (2013)

Là một trong những tác phẩm được cải biên từ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng của tác giả Kim Dung, Thiên Long Bát Bộ cũng từng được "xào đi xào lại" nhiều lần trên màn ảnh nhỏ Hoa Ngữ. Được biết đến nhiều nhất là hai phiên bản Thiên Long Bát Bộ ra mắt vào năm 1997 của Trần Hạo Dân, Lý Nhược Đồng và năm 2003 với sự góp mặt của Hồ Quân, Lâm Chí Dĩnh, Lưu Diệc Phi. Năm 2013, Thiên Long Bát Bộ một lần nữa ra mắt phiên bản thứ 5. Thế nhưng sau khi theo dõi tác phẩm này, các fan kiếm hiệp không khỏi phẫn nộ.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 1.

Bộ phim quy tụ dàn diễn viên gồm Chung Hán Lương, Kim Ki Bum, Trương Mông, Giả Thanh. Xét về diễn xuất, có lẽ chỉ duy nhất nam diễn viên họ Chung đủ khả năng để "cân" cả bộ phim, còn lại hầu hết đều bị "ném đá" vì không lột tả được hình tượng nhân vật nguyên mẫu. Tạo hình màu mè, lòe loẹt của các nhân vật trong phim cũng bị khán giả chê bai là không phù hợp. Thêm vào đó, ngay từ đầu đạo diễn lại định hướng nội dung của bộ phim theo hướng giải trí và gần gũi với khán giả. Điều này không hề phù hợp với một tác phẩm kinh điển như Thiên Long Bát Bộ.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 2.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 3.

Sau khi Thiên Long Bát Bộ (2013) lên sóng, tác phẩm đã phải đối mặt với sự chỉ trích nặng nề từ cư dân mạng. Sau đó, đến cả Kim Dung cũng phải đích thân vào cuộc để cứu "đứa con tinh thần" của mình nhưng tình hình cũng không thay đổi được là bao. Bộ phim trở thành phiên bản dở tệ nhất trong lịch sử remake của Thiên Long Bát Bộ.

Tân Thần Điêu Đại Hiệp (2014)

Tương tự như Thiên Long Bát Bộ, Thần Điêu Đại Hiệp từng trở thành nguồn cảm hứng remake cho các nhà sản xuất phim Hoa Ngữ. Nổi bật nhất trong số đó là phiên bản năm 1995 do Cổ Thiên Lạc và Lý Nhược Đồng thể hiện và phiên bản năm 2006 do Huỳnh Hiểu MinhLưu Diệc Phi đóng chính. Cả hai phiên bản này của Thần Điêu Đại Hiệp đã trở thành "tượng đài" khó có thể thay thế được trong lòng người hâm mộ.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 4.

Tân Thần Điêu Đại Hiệp do Vu Chính thực hiện chính thức ra mắt khán giả vào năm 2014. Hẳn nhiên, bộ phim khó có thể tránh được "gạch đá" cùng sự ghẻ lạnh từ người xem do tạo hình nhân vật màu mè, không phù hợp với nhân vật. Thêm vào đó, nhân vật Tiểu Long Nữ do Trần Nghiên Hy thể hiện còn trở thành thảm họa bị người người chê cười. Khuôn mặt "bánh bao", kiểu tóc "đùi gà", tạo hình cổ trang tầm thường đã vô tình hủy hoại khí chất thần tiên của Tiểu Long Nữ.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 5.

Chưa kể, kịch bản Tân Thần Điêu Đại Hiệp bị "ngôn tình hóa" theo hướng sến sẩm cũng khiến fan kiếm hiệp vô cùng khó chịu. Ngoài việc xoay quanh chuyện tình của Dương Quá – Tiểu Long Nữ, mỗi một nhân vật như Hồng Thất Công, Lý Mạc Sầu, Đông Tà, Tây Độc,... đều có một chuyện tình riêng. Việc thêm thắt nhiều chi tiết như đào sâu vào đời tư của các nhân vật là điều tốt, nhưng quá sa đà vào tình yêu trong một bộ phim kiếm hiệp lại không phải một việc làm đúng đắn.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 6.

Vu Chính đã hoàn toàn biến một tác phẩm kiếm hiệp kinh điển trở thành phim tình cảm ướt át dành cho chị em phụ nữ. Điều thành công nhất của bộ phim này có lẽ chính là làm mối cho cặp đôi chính Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy nên duyên ngoài đời.

Tân Ý Thiên Đồ Long Ký (2018)

Dù chưa chính thức lên sóng nhưng dự án Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký (2018) cũng vấp phải chỉ trích từ cư dân mạng Trung Quốc sau khi công bố dàn diễn viên. Ỷ Thiên Đồ Long Ký từng remake thành công trên màn ảnh. Nổi bật là phiên bản do TVB thực hiện năm 2000 với sự góp mặt của Ngô Khải Hoa, Lê Tư, Xa Thi Mạn hay phiên bản năm 1986 của Lương Triều Vỹ, Lê Mỹ Nhàn, Đặng Tụy Văn.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 7.

Sau khi thông tin Ỷ Thiên Đồ Long Ký chuẩn bị ra mắt phiên bản mới, các fan đều hồi hộp chờ đợi ngày nhà sản xuất tiết lộ danh tính của dàn diễn viên chính. Cặp đôi Triệu Mẫn và Trương Vô Kỵ khá được yêu thích trong giới fan kiếm hiệp. Thế nhưng sau đó, không ít người tỏ ra thất vọng khi vai TrươngVô Kỵ được giao cho Tăng Thuấn Hy. Ngoại hình của nam diễn viên sinh năm 1997 không mạnh mẽ mà thiên về kiểu "môi hồng răng trắng". Vẻ thư sinh toát ra từ Tăng Thuấn Hy cũng không phù hợp với hình tượng trưởng môn của Minh Giáo.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 8.

Vai Triệu Mẫn được giao cho Trần Ngọc Kỳ, một gương mặt mới của làng giải trí Hoa Ngữ. Tuy nhiên, khán giả cũng không mấy mặn mà tìm hiểu thêm về cô nàng vì cho rằng nhan sắc của Trần Ngọc Kỳ khó mà vượt qua được các đàn chị từng hóa thân thành Triệu Mẫn như Lê Tư, Giả Tịnh Văn hay An Dĩ Hiên. Vấn đề diễn xuất cũng là một điều đáng quan ngại khi Trần Ngọc Kỳ mới chỉ góp mặt trong vài tác phẩm truyền hình với vai phụ.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 9.

Nhìn chung, khán giả vẫn vô cùng hy vọng rằng, Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký (2018) sẽ không đi vào vết xe đổ của hai tác phẩm mới làm lại của Xạ Điêu Tam Khúc. Hy vọng các diễn viên mới sẽ thể hiện được tài năng của mình để tiến xa hơn nữa trong giới giải trí.

Lương Sơn Bá Và Chúc Anh Đài (2017)

Nói tới thảm họa remake phim kinh điển, không thể không nhắc đến web drama Lương Sơn Bá Và Chúc Anh Đài (2017). Bộ phim bị sửa từ đầu đến cuối, không những nội dung mà đến cả tính cách nhân vật cùng các mối quan hệ cũng "loạn cào cào". Chỉ cần sửa lại tên nhân vật thì sẽ chẳng ai biết, tác phẩm này đang thuật lại chuyện tình bi thương của cặp đôi Lương - Chúc năm nào.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 10.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 11.

Hướng đến đối tượng khán giả trẻ, đội ngũ biên kịch đã mạnh dạn hơi quá khi biến mối quan hệ của Lương Sơn Bá và Mã Văn Tài trở nên thân thiết, mập mờ như một cặp đôi đam mỹ. Chúc Anh Đài thì được xây dựng tính cách vô tư quá đà nên hóa vô duyên, có hướng sa đà vào kiểu hình tượng của nữ phụ đam mỹ. Đã vậy, nữ chính ban đầu còn dính "thính" của Mã Văn Tài rồi giả trai đi tìm chồng tương lai chứ không phải vì ham học như nguyên tác.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 12.

Người xem vô cùng phẫn nộ khi một câu chuyện kinh điển bị bóp méo như vậy. Các diễn viên cũng là những gương mặt mới, diễn xuất còn yếu kém, không thể hiện hết cái thần của nhân vật. Nhiều khán giả lên tiếng chỉ trích nhà sản xuất phiên bản 2017 chỉ biết quan tâm đến lợi nhuận mà hủy hoại hết những giá trị tốt đẹp của Lương Sơn Bá Và Chúc Anh Đài.

Đại Thoại Tây Du: Yêu Nàng Một Vạn Năm (2017)

Web drama Đại Thoại Tây Du: Yêu Nàng Một Vạn Năm được coi như phiên bản remake của series phim điện ảnh cùng tên do Châu Tinh Trì đóng vai chính. Vai diễn Chí Tôn Bảo được đạo diễn tin tưởng giao cho Hoàng Tử Thao – một trong những nam thần nổi tiếng của Trung Quốc đảm nhận. Bộ phim bị "ném đá"ngay từ khi công bố tạo hình. Phiên bản Chí Tôn Bảo của Hoàng Tử Thao bị chê tơi tả vì đôi mắt quá tây lại đeo thêm kính áp tròng màu xanh, hóa trang dính nhiều lỗi ngớ ngẩn.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 13.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 14.

Sau khi bộ phim trình chiếu, tuy lượt xem online tương đối khả quan nhưng Hoàng Tử Thao lại chính thức soán ngôi vị của Hàn Canh, trở thành Chí Tôn Bảo thảm họa nhất mọi thời đại vì diễn xuất non nớt, gượng gạo. Ngoài ra, phiên bản Tử Hà Tiên Tử của diễn viên mới Triệu Nghệ cũng không giành được cảm tình từ người xem bởi cái bóng nhan sắc và diễn xuất quá lớn mà đàn chị Chu Ân để lại trong lòng khán giả. Không bất ngờ khi Đại Thoại Tây Du: Yêu Nàng Một Vạn Năm chỉ được chấm 3,5/10 - tương đương với 2/5 sao - trên Douban, với 70,2% người xem "thả" 1 sao.

Gia Tộc Kim Phấn (2018)

Gần đây, dự án remake Gia Tộc Kim Phấn đã được phê duyệt. Việc làm lại bộ phim này cũng tạo lên một làn sóng dư luận trái triều bởi Gia Tộc Kim Phấn từng là tác phẩm kinh điển để lại ấn tượng quá sâu đậm trong lòng người xem. Bản đầu tiên với sự góp mặt của Trần Khôn, Đổng Khiết cùng Lưu Diệc Phi. Cặp đôi nam nữ chính Kim Yến Tây và Lãnh Thanh Thu dưới sự thể hiện của Trần Khôn và Đổng Khiết quá xuất sắc, khiến nhiều người hoang mang liệu những diễn viên mới có phá nát hình tượng nhân vật đẹp đẽ mà họ từng tạo nên hay không.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 15.

Trào lưu remake phim kinh điển Hoa Ngữ: Cứ ham hố là nhận gạch đá tưng bừng! - Ảnh 16.

Chu Dã

Theo một nguồn tin cho biết, nhân vật nữ chính Lãnh Thanh Thu sẽ do gương mặt mới Chu Dã – sinh viên năm hai của Đại học Điện ảnh Bắc Kinh - đảm nhận. Nhan sắc của nữ diễn viên được đánh giá khá cao. Tuy vậy, phần đông cộng đồng mạng đều bày tỏ quan điểm không muốn remake bộ phim này: "Kinh điển là kinh điển, làm lại cũng không vượt qua được. Màn ảnh nhỏ Trung Quốc cần những bộ phim mới hơn thay vì những tác phẩm chuyển thể hết năm này qua năm khác một cách nhàm chán".