Tháng 8 này, một hiện tượng thiên văn học kỳ thú sẽ diễn ra khi "trăng xanh" và "siêu trăng" diễn ra đồng thời, tạo ra một siêu trăng xanh. Nhờ đó, chúng ta sẽ thấy mặt trăng tròn và sáng hơn so với bình thường.
Đây là hiện tượng hiếm gặp. Theo CNN, chỉ một phần tư trong số những ngày trăng tròn là "siêu trăng" còn "trăng xanh" hiếm hơn với chỉ 3% trong số trăng tròn. Sau hôm nay, siêu trăng xanh được cho sẽ chỉ trở lại vào đầu năm 2037.
NASA cho biết siêu trăng xanh năm nay sẽ bắt đầu từ ngày chủ nhật và kéo dài đến thứ 4. Trong đó, trăng tròn cực đại sẽ diễn ra vào rạng sáng 20/8 (theo giờ Việt Nam). Tuy nhiên, những quãng thời gian còn lại, trăng cũng có thể đạt mức từ 98% cho đến 99%.
Dưới đây là một số hình ảnh của siêu trăng xanh được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới.
Hình ảnh một chiếc máy bay bay qua mặt trăng được ghi nhận từ Đồi Quốc hội tại London, Anh vào tối 18/8. Sở dĩ mặt trăng có màu đỏ do các hạt khói từ cháy rừng ở khu vực Bắc Mỹ bay lên tầng khí quyển. Thực tế, dù gọi là trăng xanh nhưng chúng ta sẽ không thấy mặt trăng có màu xanh, mà thường là màu vàng hoặc đỏ do hiện tượng khúc xạ ánh sáng xung quanh bầu khí quyển ở đường chân trời. Ảnh: Reuters
Một hình ảnh khác được ghi tại khu vực Đồi Quốc hội. Ảnh: Reuters
Hình ảnh siêu trăng được ghi nhận tại bầu trời Sydney vào ngày 19/8. Đây cũng là một trong những nơi được chứng kiến siêu trăng sớm nhất trên thế giới. Ảnh: Getty
Hình ảnh siêu trăng được ghi nhận tại Hồ Bắc, Trung Quốc vào tối 19/8. Theo các chuyên gia, khi siêu trăng diễn ra, mặt trăng sẽ sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường. Khi trăng xanh diễn ra, mặt trăng cũng sẽ tròn và sáng hơn. Dù vậy, không dễ để chúng ta nhận ra sự khác biệt này. Ảnh: Getty
Hình ảnh siêu trăng xanh được chụp ở gần khu vực Tháp Lôi Phong, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Getty
Cận cảnh siêu trăng tại Chiết Giang vào tối 19/8. Ảnh: Getty
Hình ảnh siêu trăng ghi nhận tại thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/8. Ảnh: Getty
Siêu trăng xuất hiện ở gần khách sạn Marina Bay tại Singapore. Ảnh: Reuters
Hình ảnh siêu trăng xanh được ghi nhận tại Mỹ vào rạng sáng 19/8 (theo giờ địa phương). Nếu siêu trăng xanh phải gần 13 năm nữa mới xuất hiện, hiện tượng siêu trăng sẽ xảy ra thêm 3 lần trong năm nay, lần lượt vào ngày 18/9, 17/10 và 15/11. Ảnh: Getty
Người dân ở Stockholm, Thụy Điển, ngắm siêu trăng xanh mọc. Ảnh: Getty
Một chiếc máy bay bay ngang qua siêu trăng xanh trên bầu trời Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Getty
Siêu trăng mọc ở Arcos de la Frontera, Tây Ban Nha. Ảnh: Getty
Siêu trăng xanh được nhìn thấy phía sau Đài tưởng niệm Liệt sĩ ở Beirut, Lebanon. Ảnh: Getty
Mọi người ngắm siêu trăng xanh ở Paris (Pháp). Ảnh: Getty
Một con bọ rùa đang bò trên bông lúa mì khi siêu trăng xanh mọc ở Montargis, Pháp. Ảnh: Getty
Siêu trăng mọc gần Đấu trường La Mã ở Rome (Ý). Ảnh: Getty
Siêu trăng xanh mọc giữa các tòa nhà chọc trời trên đường chân trời Austin, Texas. Ảnh: USA Today
Một cặp đôi tận hưởng khoảnh khắc trăng tròn mọc phía sau dãy núi Sacramento tại Công viên quốc gia White Sands ở New Mexico. Ảnh: El Paso Times
Siêu trăng xanh mọc phía sau Cầu Martyrs và Nhà thờ Hồi giáo Camlca ở Istanbul. Ảnh: Getty
Siêu trăng xanh mọc ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Getty
Nguồn: Tổng hợp