Thuật ngữ “phông bạt” được nhiều người sử dụng theo nghĩa bóng, dùng để châm biếm, mỉa mai một cá nhân, tập thể nào đó có lối sống giả tạo, khoe mẽ vẻ hào nhoáng, xa hoa, đẹp đẽ trên mạng xã hội, song thực tế lại khác xa. Hướng đến một lối sống tốt đẹp không phải là điều sai trái, song “phông bạt” để gây sự chú ý, trục lợi về mình là điều đáng lên án. Thậm chí, nếu điều này xuất phát từ một cá nhân, tổ chức có tầm ảnh hưởng thì lại là điều đáng báo động.
Và không phải lúc nào ta cũng có thể biết, kiểm chứng được ai là người đang nói thật, ai là kẻ phông bạt. Tuy nhiên, có 4 biểu hiện dưới đây, được các chuyên gia tâm lý, khoa học nghiên cứu là dấu hiệu nhận biết một người sống “phông bạt”, lời nói chẳng đáng tin cậy.
Theo Sina, không phải ai khoe mình thành công, tài sản “khủng” cũng là người có lối “sống phông bạt”. Song, nếu người đó khoe quá nhiều lần, bóc giá tài sản, từ những ngôi nhà, chiếc xe đến những cặp túi hàng hiệu,... mà không ai thắc mắc, tra hỏi thì khả năng cao là chỉ có một vài phần trăm sự thật ở trong đó. Bởi, một người thực sự đáng tin cậy luôn khiêm tốn, sống thực tế. Nếu quá coi trọng lời khen - chê trên mạng xã hội thì cũng là biểu hiện của việc người này có áp lực, ám ảnh tâm lý về việc mình phải tốt, phải hoàn hảo trong mắt tất cả mọi người.
Đặc biệt là những người thích khoe khoang nhưng phủ nhận thành công của người khác. Phải chăng “có tật giật mình”?
Theo chuyên gia trị liệu tâm lý Bernadette Purcell (45 tuổi, đến từ New Jersey, Mỹ) chỉ ra rằng những người thường nói, thể hiện điều trái với sự thật, không đúng thường sẽ luôn tìm ra lý do để biện minh cho cái sai của mình. Điều này cũng thể hiện họ không dám, không thừa nhận hành vi của mình là chưa đúng, là sai trái. Nếu có lần sau, họ vẫn tiếp tục đến muộn và đổ lỗi.
Bà cũng chỉ ra rằng những người không đáng tin cậy thường đổ lỗi cho người khác về những tình huống mà họ gặp phải trong cuộc sống. Chẳng hạn như nếu bạn đã chuyển khoản 3 triệu đồng để ủng hộ, nhưng sau khi check sao kê thì phát hiện bill chuyển khoản của bạn chỉ có 30 nghìn đồng, thì bạn liền đổ lỗi do hệ thống, do có ai đó chuyển giùm và bạn không biết,... Thế rồi, bạn sửa sai bằng cách chuyển khoản lại cho đúng với số tiền đã công khai trước đó.
Hoặc ở một diễn biến khác, rất dễ dàng nhìn thấy ngay từ cuộc hẹn đầu tiên đó là vấn đề đến trễ. Tuy đây không phải là hành động sai trái, tuy nhiên việc một ai đó đến trễ mà tìm một lý do như thời tiết xấu, cho tắc đường,... để đổ lỗi thì đó cũng là người không đáng tin cậy, biểu hiện là họ chẳng bao giờ chịu trách nhiệm cho cái sai của mình.
Không ít trường hợp lên mạng khóc lóc, nhận mình sai nhưng không đáng bị công kích đến vậy sau khi bị dân mạng “ném đá” vì phát hiện một hành vi sai trái nào đó. Lúc này, họ bắt đầu dùng những lý lẽ của bản thân, với mong muốn đảo ngược tình thế, biến mình thành nạn nhân.
Bài đăng có tiêu đề “Một người không đáng tin cậy sẽ như thế nào” ở Sina chỉ ra rằng những người này thường có xu hướng hợp lý hóa việc không đáng tin cậy của mình cách giảm thiểu tác động nỗi đau, thiệt hại hoặc sự bất tiện mà họ gây ra cho người khác và biến mình thành nạn nhận. Đây cũng dấu hiệu nguy hiểm nhất ở người "phông bạt" điều này cho thấy họ đã dần mất đi nhận thức về việc làm sai trái của mình, trượt dài dưới một cái dốc mà không cần phanh.
Theo chuyên gia trị liệu tâm lý Bernadette Purcell, những người không đáng tin cậy "thường nói dối rất nhiều". Thậm chí, họ xem điều đó như một việc hiển nhiên. Thế nên, họ cũng thật khó để giữ lời hứa của mình.
Việc một ai đó liên tục hứa, rồi lại thất hứa cũng là biểu hiện của sự “phông bạt”. Họ cứ khoác lên mình cái áo tốt đẹp trước đã, nếu chưa trả giá được thì chuyện đó để sau tính.
Bernadette Purcell cũng chia sẻ thêm, nhiều người hỏi cô làm sao để biết nên tin tưởng một ai đó, cô nói rằng mình tuy là chuyên gia tâm lý, song cũng có lúc mất niềm tin vào một người đã từng rất tin tưởng hay mãi về sau mới vỡ lẽ về một sự thật nào đó. Thế nên, không có phương pháp hay cách thức nào để khẳng định tuyệt đối hay biết trước một ai đó “phông bạt” hay không “phông bạt”, đáng tin hay không đáng tin.
Charlie Wardle từng nói rằng: "Một con chim đậu trên cành cây, không bao giờ sợ cành cây bị gãy. Bởi vì niềm tin của con chim đặt ở đôi cánh của nó chứ không phải ở cành cây”. Thế nên, điều quan trọng nhất là bạn phải bạn tập trung vào việc tin tưởng bản thân, khả năng của bản thân. Tin tưởng ở đây cũng có nghĩa là khi có bất cứ điều gì xảy ra, bạn cũng có thể sẵn sàng đối mặt và xử lý được.