Theo Yonhap, với việc ông Yoon Suk Yeol bị phế truất, cuộc bầu cử bầu cử tổng thống Hàn Quốc sẽ phải diễn ra trong 60 ngày. Thông thường, ngày bầu cử sẽ là ngày cuối cùng của thời hạn, nghĩa là vào ngày 3/6.
Thời hạn để các ứng viên đăng ký tranh cử sẽ là vào ngày 10 – 11/5. Thời gian vận động tranh cử sẽ là sau ngày đăng ký và cho đến trước khi bầu cử diễn ra.
Luật cũng yêu cầu quan chức muốn ứng cử tổng thống phải từ chức ít nhất 30 ngày trước cuộc bầu cử, nghĩa là thời hạn chót vào ngày 4/5.
Người ủng hộ ông Yoon ở Seoul đau buồn trước phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
Đảng cầm quyền Hàn Quốc nói "lặng lẽ chấp nhận" phán quyết của Tòa Hiến pháp khi ông Yoon bị phế truất.
Phe đối lập tuyên bố hoan nghênh phán quyết của tòa, cho rằng quyết định này là "chiến thắng của người dân".
Tòa Hiến pháp ra phán quyết phế truất Tổng thống Yoon và quyết định có hiệu lực ngay lập tức. Hàn Quốc sẽ tổ chức bầu cử tổng thống để chọn người kế nhiệm ông Yoon trong vòng 60 ngày.
Phán quyết cho biết ông Moon đã hành động vượt quá quyền hạn được quy định trong hiến pháp. Việc ban bố thiết quân luật đã vi phạm các quyền cơ bản của người dân, Reuters đưa tin.
Những hành động của ông Yoon đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sự ổn định của nền cộng hòa dân chủ. Việc ban bố thiết quân luật của ông Yoon cũng can thiệp vào sự độc lập của ngành tư pháp, thẩm phán Moon kết luận.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 4/4 đã bị Tòa Hiến pháp phế truất.
Thẩm phán Moon của tòa án hiến pháp cho biết việc xem xét luận tội ông Yoon là hợp lý về mặt thủ tục, Reuters đưa tin.
Ông Moon cho rằng khó có thể coi hành động của phe đối lập Hàn Quốc là một cuộc khủng hoảng quốc gia nghiêm trọng để biện minh cho việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật, theo Reuters.
Thẩm phán Moon, quyền Chánh án Tòa Hiến pháp, cho biết ông Yoon đã vi phạm khi huy động quân đội thực thi lệnh thiết quân luật.
8 thẩm phán Hàn Quốc họp luận tội ông Yoon hôm 4/4.
Tòa án hiến pháp Hàn Quốc bắt đầu đưa ra phán quyết về việc luận tội Yoon Suk Yeol vào lúc 11h giờ địa phương (9h, giờ Việt Nam) trong phiên họp được truyền hình toàn quốc.
Theo New York Times, cuộc họp bắt đầu khi quyền Chánh án Moon Hyungbae đọc tuyên bố bao gồm phán quyết của tòa án về việc có nên cách chức hay phục chức cho Tổng thống Yoon hay không.
Bên trong Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc
Lối vào Tòa án Hiến Pháp đã bị cảnh sát Hàn Quốc phong tỏa, cấm người biểu tình tiếp cận.
Nhà chức trách Hàn Quốc đã triển khai 7.000 cảnh sát ở bên ngoài Tòa án Hiến pháp và khu vực xung quanh, khi tòa án sắp đưa ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, theo Yonhap.
Hơn 2.000 cảnh sát cũng được triển khai tới khu Hannam-dong, nơi có dinh tổng thống. 1.300 cảnh sát cũng được huy động tới Yeouido, phía nam Seoul.
Cảnh sát chống bạo động Hàn Quốc có mặt tại một con đường gần Tòa án Hiến pháp.
Toàn bộ khu vực ngoại vi Tòa án Hiến pháp đã được cảnh sát bố trí chướng ngại vật. Mọi hình thức biểu tình đều bị cấm. Khong một ai được phép đi vào khu vực trước tòa Tòa án Hiến pháp ngoại trừ cảnh sát, nhân viên tòa án hoặc giới truyền thông.
Ngoài ra, nhà chức trách đã huy động có lực lượng bảo vệ an ninh cho các thẩm phán.
Người biểu tình Hàn Quốc mang biểu ngữ ủng hộ luận tội ông Yoon. Ảnh: Reuters.
Thời điểm sau khi ông Yoon Suk Yeol bị luận tội, tòa án không đưa ra quyết định ngay về việc ông có vi phạm hiến pháp hay không, mà thay vào đó đã dành hơn năm tuần để cân nhắc trong bí mật.
Ông Yoon không có kế hoạch tham dự phiên tòa. Nếu bị phế truất, Hàn Quốc sẽ phải tổ chức bầu cử tổng thống trong vòng 60 ngày. Nếu được khôi phục quyền lực, ông sẽ phải đối mặt với thách thức lèo lái nền kinh tế lớn thứ tư châu Á trong bối cảnh Mỹ - đồng minh an ninh quan trọng nhất của Seoul – áp thuế quan cứng rắn.
Phán quyết này đánh dấu cao trào của cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài - cuộc khủng hoảng làm lu mờ nỗ lực thiết lập quan hệ với chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chững lại.
Bên cạnh đó, ông Yoon, 64 tuổi, còn phải đối mặt với một phiên tòa hình sự về cáo buộc nổi loạn. Ông trở thành tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm đầu tiên bị bắt giữ vào ngày 15/1, nhưng được thả vào tháng 3 sau khi tòa án hủy bỏ lệnh bắt giữ với lý do có vấn đề về thủ tục điều tra.
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ việc ông Yoon ban bố thiết quân luật vào ngày 3/12, với lý do cần trấn áp "các phần tử chống nhà nước" và ngăn chặn Đảng Dân chủ đối lập lạm dụng thế đa số trong quốc hội, điều mà ông cho là đang "hủy hoại đất nước".
Tuy nhiên, sắc lệnh bị dỡ bỏ chỉ sau sáu giờ khi quốc hội bác bỏ nó, bất chấp nỗ lực của lực lượng an ninh nhằm phong tỏa tòa nhà lập pháp. Ông Yoon khẳng định không có ý định thực sự áp đặt tình trạng khẩn cấp và cho rằng sự việc không gây thiệt hại gì nghiêm trọng.
Các luật sư của quốc hội lập luận trước Tòa án Hiến pháp rằng hành động của ông Yoon giống như một "nhà độc tài". Theo quy định, ít nhất sáu trong số tám thẩm phán phải đồng ý thì tổng thống mới bị phế truất.
Sự chậm trễ hơn một tháng trong việc đưa ra quyết định đã làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa đảng cầm quyền - nơi nhiều thành viên ủng hộ việc khôi phục quyền lực cho ông Yoon - và phe đối lập, vốn cho rằng việc này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến trật tự hiến pháp.
Xã hội Hàn Quốc cũng rơi vào tình trạng chia rẽ sâu sắc, với những cuộc biểu tình lớn tại Seoul từ cả hai phe ủng hộ và phản đối ông Yoon. Cảnh sát đã triển khai hơn 14.000 sĩ quan để đề phòng nguy cơ bạo lực.
Dù kết quả thế nào, các nhà phân tích cho rằng phán quyết vào ngày 4/4 khó có thể làm dịu đi căng thẳng hiện nay.
Một câu hỏi lớn khác là liệu ông Yoon, người đã chịu nhiều tổn thất về uy tín do những bê bối cá nhân và mâu thuẫn chính trị, có thể tiếp tục điều hành hiệu quả trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ nếu được khôi phục quyền lực hay không.
Theo khảo sát của Gallup Korea công bố tuần trước, 60% người dân ủng hộ việc phế truất tổng thống, dù con số này đã giảm so với thời điểm ngay sau sắc lệnh thiết quân luật.