Du lịch vào không gian là ước mơ của nhiều người. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giấc mơ con người chinh phục không gian, bước vào khám phá vũ trụ không còn là điều viễn tưởng nữa.
Mới đây, Newsweek có đưa tin về việc phi hành gia Nhật Bản - Norishige Kanai cao lên khoảng 2cm sau khi sống trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) khoảng ba tuần.
Norishige Kanai cao gần 2cm sau 3 tuần sống ngoài vũ trụ
Kanai còn đùa rằng anh lo mình sẽ không ngồi vừa chỗ trên tàu vũ trụ Soyuz khi trở về Trái đất.
Các chuyên gia NASA cho hay, trong môi trường không trọng lực, nơi không có oxy và áp suất - có thể gây ra những thay đổi tiêu cực trong cơ thể của phi hành gia.
Ngoài việc khiến cho chiều cao của bạn tăng lên thì những tiết lộ động trời này chắc chắn sẽ làm bạn kinh ngạc.
Nghiên cứu của chuyên gia thuộc ĐH Y Texas cho thấy, những phi hành gia sống hơn 1 tháng trong không gian có nguy cơ mắc hội chứng tăng áp lực nội sọ - xảy ra khi áp lực trong họp sọ tăng.
Theo đó, dây thần kinh thị giác của phi hành gia bị phình ra và có những thay đổi nhỏ ở tuyến yên - làm nhiệm vụ điều khiển rất nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Vấn đề này đôi khi sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực của phi hành gia sau khi họ trở về Trái đất.
Các phi hành gia có thể cao thêm tới 3% trong môi trường lơ lửng của vũ trụ. Điều này là do môi trường trọng lực yếu, đĩa đệm cột sống vốn khá mềm sẽ thay đổi kích thước, thường là nở rộng hơn trước, tương tự như lò xo giãn dài ra vậy.
Tuy nhiên, chiều cao này không duy trì vĩnh viễn và cột sống của phi hành gia sẽ dần trở lại với kích thước cũ khi họ trở lại Trái đất vài tháng.
Sau chuyến du hành đến Trạm không gian quốc tế, 22 phi hành gia báo cáo rằng phần móng tay của họ bỗng nhiên bị gãy rời ra.
Nghiên cứu cho thấy, có thể do thiết kế đặc biệt của đôi găng tay đã gây áp lực lên móng, khiến chúng gãy rụng.
Cơ thể con người chiếm phần lớn là chất lỏng. Khi ở Trái đất, dưới tác động của trọng lực, hầu hết các chất lỏng này được kéo xuống phía hai chân.
Còn trong môi trường không trọng lực, chất lỏng di chuyển tự do khắp cơ thể, khiến khuôn mặt phi hành gia trông đầy đặn hơn, trong khi hai chân thì nhỏ hơn hẳn bình thường.
Ở ngoài không gian, trái tim của phi hành gia, cũng như chức năng tim mạch có xu hướng suy giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động của họ.
Nghiên cứu của chuyên gia NASA chỉ ra, khả năng máu vận chuyển, hấp thụ oxy khi vận động giảm hẳn so với trước khi phi hành gia rời mặt đất. Điều này khiến cho khả năng vận động cũng giảm đi tới 30%.
Duy trì tập luyện sẽ khiến cơ bắp tăng cường sức mạnh. Nhưng trong chuyến bay không gian, cơ bắp không được hoạt động dẫn đến tình trạng mất dần khối lượng và sức mạnh của chúng. Mức độ suy giảm cơ bắp này sẽ ở mức 8 - 17% và xảy ra ở cả nam, nữ giới.
Ở Trái đất, những tác động của trọng lực và lực tải cơ thể là cần thiết để duy trì chất lượng xương. Tuy nhiên, trong điều kiện không trọng lực, sự cân bằng này có thể không được duy trì.
Nghiên cứu cho thấy các phi hành gia sẽ mất khoảng 3,5% tế bào xương sau khoảng 16 đến 28 tuần bay ngoài vũ trụ. Đa số sự mất mát xảy ra ở các xương chịu lực chính như xương chậu, xương chân.
Phi hành gia đều kiểm tra tâm lý trước khi được đào tạo chuyên môn. Tuy vậy, cảm giác bị cô lập và giam cầm trong 1 không gian bé nhỏ là 1 thách thức lớn.
Với chứng mất ngủ, tình trạng không trọng lực và suy giảm giác quan, bạn có thể hình dung những tổn thương về tâm lý mà 1 phi hành gia phải trải qua trong chuyến công tác dài ngày. Nó quả thực không hề dễ chịu chút nào đâu.
Mặc dù khí quyển Trái đất che chắn khoảng 99% bức xạ vũ trụ có hại nhưng phi hành gia lại không nhận được sự bảo vệ này.
Không chỉ có thể phá hỏng DNA, bức xạ vũ trụ còn có thể gây ung thư, đục thủy tinh thể và 1 số bệnh khác nữa.
Nguồn: BusinessInsider