Một nhóm các nhà khoa học quốc tế từ Mỹ và Đức đã phát hiện một hố đen khổng lồ cách xa Trái đất 13,1 tỉ năm ánh sáng. Độ lớn của hố đen này bằng 800 triệu Mặt trời.
Phát hiện có được nhờ sử dụng một trong những kính thiên văn Magellan tại Đài quan sát Las Campanas ở Chile, kính thiên văn Large Binocular ở Arizona và kính Gemini North ở Hawaii.
Hố đen mới tìm thấy là một phần của quasar lâu đời nhất và xa nhất từng được phát hiện (quasar là những vật thể khổng lồ được truyền năng lượng bằng các hố đen và lớn gấp hàng tỉ lần Mặt trời).
Theo các nhà khoa học, quasar này có tên J1342 + 0928, nó được hình thành từ 690 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, khi vũ trụ chỉ mới được 5% tuổi của hiện tại.
Các nhà khoa học hy vọng rằng lỗ đen mới sẽ giúp làm sáng tỏ một số bí ẩn ngoài không gian, như cách các hố đen đạt được kích cỡ khổng lồ nhanh như thế nào sau vụ nổ Big Bang, hay làm thế nào vũ trụ được làm sạch khói bụi khi trước đó đã phủ đầy không gian.
Theo các nhà khoa học, việc hình thành một vật thể khổng lồ có thể do vị trí của nó ở trong một vùng có mật độ cao đặc biệt của vũ trụ.
Hố đen nhanh chóng tăng kích cỡ, hút các chất xung quanh nhưng sau đó độ lớn của nó giảm xuống và biến thành một hố đen siêu khủng điển hình nằm ở trung tâm của một thiên hà hình elip.