Thử món sâu lông xào hành tây của châu Phi, thanh niên Việt "nhăn mặt", quy trình thu hoạch mới sởn gai ốc

Thủy Tiên, Theo Thể thao & Văn hóa 16:17 02/05/2023

Nhóm thanh niên Việt nhận xét món sâu lông có mùi vị khá thơm, ăn giống như món tằm rang của Việt Nam.

Lindo - một người anh em thân thiết của Quang Linh Vlogs mới đây đã đăng tải clip giới thiệu đặc sản quê hương tới những người bạn Việt Nam - món sâu xào hành tây. Lindo cho biết, đã rất lâu anh chưa nếm thử lại hương vị của món ăn này, nay đi qua chợ nên tiện mua về nấu cho vợ con và bạn bè ăn. Nguyên liệu chuẩn bị gồm có sâu đã sơ chế, hành tây, cà chua. Sâu ban đầu sẽ được luộc chín, để khoảng 5 phút cho mềm, sau đó vớt ra đem xào cùng dầu ăn. Khi chín sẽ thêm hành tây, còn cà chua được xắt nhỏ và cho vào cuối cùng.

Thử món sâu lông xào hành tây của châu Phi, thanh niên Việt nhăn mặt, quy trình thu hoạch mới sởn gai ốc - Ảnh 1.
Thử món sâu lông xào hành tây của châu Phi, thanh niên Việt nhăn mặt, quy trình thu hoạch mới sởn gai ốc - Ảnh 2.

Lindo hào hứng giới thiệu món sâu xào hành tây

Thử món sâu lông xào hành tây của châu Phi, thanh niên Việt nhăn mặt, quy trình thu hoạch mới sởn gai ốc - Ảnh 3.

Cà chua được thêm vào sau cùng (Ảnh chụp màn hình)

Nấu xong xuôi, Lindo đem đĩa sâu xào thơm ngon sang nhà của những người bạn Việt Nam gần đó nếm thử. Chứng kiến đĩa sâu đang bốc khói nghi ngút, 4-5 thanh niên Việt vây xung quanh, tò mò. Nếm miếng đầu tiên, một chàng trai "nhăn mặt", song anh vẫn kiên nhẫn thử trọn vẹn món ăn và đưa ra nhận xét: "Tạm được".

Thử món sâu lông xào hành tây của châu Phi, thanh niên Việt nhăn mặt, quy trình thu hoạch mới sởn gai ốc - Ảnh 4.

Phản ứng thú vị của nhóm thanh niên Việt Nam khi thưởng thức món sâu xào

Một thanh niên áo xanh khác cũng cầm thìa hưởng ứng. Trái với phản ứng ban đầu, thanh niên này lại gật gù khen hương vị món sâu xào ngon, rất giống với món tằm rang, nhộng rang của quê hương Việt Nam. Những người xung quanh cũng đồng tình với nhận xét này. Một số người bạn còn góp ý, Lindo nên giảm bớt vị mặn, đồng thời bỏ thêm ớt cay, lá chanh cho thơm.

Thử món sâu lông xào hành tây của châu Phi, thanh niên Việt nhăn mặt, quy trình thu hoạch mới sởn gai ốc - Ảnh 5.

Nhiều người nhận xét món sâu xào rất giống với món tằm rang, nhộng rang của Việt Nam

Đoạn clip ghi lại phản ứng thú vị khi thưởng thức món sâu lông được cộng đồng mạng bình luận tích cực. Nhiều người cảm thấy vừa sợ hãi, vừa thích thú trước món ăn đặc sản của người dân châu Phi. Một số người còn liên tưởng tới các đặc sản có vẻ ngoài "kinh dị" của các vùng miền của Việt Nam như món đuông dừa, sâu nhộng của Tây Nguyên, rươi Hải Dương...

Trích một số bình luận:

- Chắc ăn cũng ngon như con tằm ăn lá sắn bên mình. Món ăn rất thú vị, cảm ơn Lindo đã giới thiệu đến mọi người biết một món ăn mới.

- Món sâu này rang là chuẩn rồi, nhưng có vẻ bỏ cà chua vào không hợp cho lắm. Dẫu sao có dịp cũng rất muốn thử.

- Mỗi vùng miền đều có đặc sản riêng, cảm ơn Lindo đã tiếp thu cách cải thiện để ẩm thực thêm phong phú.

Được biết, sâu lông Mopane là một món ăn đặc sản của người dân ở các quốc gia Nam Phi, đặc biệt là ở Zimbabwe. Quy trình thu hoạch loại sâu có hình thù đáng sợ, bên ngoài đầy lông khiến nhiều người sởn gai ốc. Theo đó, khi sâu bướm trưởng thành, người ta thường dùng tay trực tiếp gạt xuống thùng hoặc rung mạnh cây để chúng rụng xuống.

Thử món sâu lông xào hành tây của châu Phi, thanh niên Việt nhăn mặt, quy trình thu hoạch mới sởn gai ốc - Ảnh 6.

Món sâu đặc sản có hàm lượng dinh dưỡng cao

Cơ thể loại sâu này tiết ra một chất dịch nâu trơn nhớt. Trước khi trở thành món ăn thơm ngon, sâu Mopane phải được vắt sạch chất nhờn này ra ngoài và phơi khô dưới ánh mặt trời.

Hoàn thành quá trình chế biến, thực khách có thể ăn trực tiếp mà không cần xào nấu gì thêm. Song hầu hết người dân bản địa thích đem chiên loại thực phẩm này với hành tây, đậu phộng, cà chua, tỏi, ớt... hơn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loài sâu này có hàm lượng protein gấp đến 3 lần thịt bò. Ngoài ra, nó còn chưa nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho cơ thể như đồng, magie, phốt pho...

Nguồn: Lindo - Cuộc sống châu Phi