"Thiên đường" cho các tín đồ mì gói: Bảo tàng mì ăn liền Nhật Bản, nơi bạn có thể tự tạo ra công thức mì mới

Nam Spiderum, Theo Thời Đại 21:00 03/11/2017
Chia sẻ

Đã bao giờ bạn tự hỏi những gói mì ăn liền mà bạn hay ăn hàng đêm lúc ôn thi có xuất xứ từ đâu chưa? Hãy đến thăm bảo tàng mì ăn liền tại thành phố Ikeda, Nhật Bản để có câu trả lời nhé.

Thiên đường cho các tín đồ mì gói: Bảo tàng mì ăn liền Nhật Bản, nơi bạn có thể tự tạo ra công thức mì mới - Ảnh 1.

Dây chuyền sản xuất mì bên trong bảo tàng

Hầu hết tất cả chúng ta, ở một lúc nào đó, đều đã từng ăn những gói mì ăn liền. Những gói mì đủ các loại hương vị giúp bạn cứu đói trong những đêm mà túi bạn chẳng thể nào mua được một bữa ăn tử tế hay khi bạn quá lười để nấu một bữa ra hồn. Nếu bạn ghé qua thành phố Ikeda ở Nhật Bản, hãy ghé qua Bảo tàng mì ly để tìm hiểu lịch sử đằng sau chúng.

Công thức chế tạo mì ăn liền đầu tiên ra đời vào hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi Nhật Bản lâm vào tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng và người dân phải ăn bánh mì làm từ bột mì cung cấp bởi Mĩ. Nhà đầu tư người Nhật - Đài Momofuku Ando cảm thấy khá kì quặc khi người dân không được khuyến khích sử dụng những loại mì truyền thống và quen thuộc của người Nhật.

Thiên đường cho các tín đồ mì gói: Bảo tàng mì ăn liền Nhật Bản, nơi bạn có thể tự tạo ra công thức mì mới - Ảnh 2.

Đường hầm mì ăn liền trưng bày đủ các loại mì trên toàn thế giới

Vào một ngày sau khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh vào năm 1945, Ando đi dạo giữa đống đổ nát sau chiến tranh ở thành phố Osaka và thấy người dân đang xếp hàng tại một quầy bán ramen tạm thời. Bữa ăn khá nhanh gọn, rẻ tiền, đơn giản và đủ no và lúc đó ông Ando đã nảy ra một ý tưởng. Ando rời bỏ công việc làm quản lý ngân hàng và bắt đầu sứ mệnh khắc phục nạn đói của đất nước, tự giam mình trong một căn lều vào năm 1957 để sáng chế và tinh chỉnh công thức mì có thể nấu được mà chỉ cần nước nóng.

Sự kiên trì của ông ấy đã được đền đáp xứng đáng vào ngày 25 tháng 8 năm 1958. Sau hơn 1 năm trời nỗ lực, ông đã hoàn toàn làm chủ công thức chế tạo mì gà ăn liền, thứ mì mà ngày nay ai cũng biết đến và ưa thích.

Thiên đường cho các tín đồ mì gói: Bảo tàng mì ăn liền Nhật Bản, nơi bạn có thể tự tạo ra công thức mì mới - Ảnh 3.

Bạn có thể tha hồ tạo ra các hương vị khác nhau cho chính gói mì của bạn

Mặc dù ngày nay, mì ăn liền khá rẻ, thế nhưng lúc đó đây lại là một mặt hàng xa xỉ với mức giá gấp 6 lần mì soba hay udon thông thường. Ando là một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản. Nước này cũng đã xây dựng 2 bảo tàng dành để tôn vinh sự nghiệp và cuộc đời ông: một bảo tàng ở Yokohama, cách Tokyo một giờ đi xe. Bảo tàng thứ hai ở Ikeda, tỉnh Osaka, nơi Ando thành lập công ty thực phẩm Nissin Foods.

Cái tên Bảo tàng mì ly cũng kỳ quặc như những gì địa điểm này trưng bày. Ở cổng vào, bạn sẽ thấy một bức tượng mạ vàng Ando đang cầm một gói mì ăn liền chào đón bạn. 

Thiên đường cho các tín đồ mì gói: Bảo tàng mì ăn liền Nhật Bản, nơi bạn có thể tự tạo ra công thức mì mới - Ảnh 4.

Phía bên ngoài Nhà hát kịch ramen có hình dạng như một bát mì

Bước vào trong, bạn sẽ đi qua Đường hầm mì ăn liền (với rất nhiều gói mì ăn liền và mì ly đủ màu sắc được bày bán trên khắp thế giới) để tới bản sao của căn lều mà Ando đã giam mình để sáng chế ra công thức mì ăn liền. Bạn cũng có cơ hội được thưởng thức Ramen vũ trụ, loại mì khô lạnh được chế tạo dành riêng cho nhà phi hành gia Soichi Noguchi vào năm 2005. 

Đi lên tầng trên, bạn sẽ tới Nhà máy ramen gà để chế tạo mì từ những nguyên liệu thô, sau đó bạn có thể tạo riêng kiểu đóng gói và hương vị cho mì của bạn tại khu Nhà máy mì ly của chính bạn.

Thiên đường cho các tín đồ mì gói: Bảo tàng mì ăn liền Nhật Bản, nơi bạn có thể tự tạo ra công thức mì mới - Ảnh 5.

Tại bảo tàng, bạn có thể chế tạo và đóng gói mì theo cách của riêng mình.

Trong bảo tàng, bạn cũng có thể tìm thấy Nhà hát kịch mì ly, nơi chiếu lại một hoạt cảnh khi ông Ando lần đầu tiên bàn bạc việc kinh doanh với một đối tác đầu tư Mĩ. Ở đây, bạn cũng sẽ biết được quá trình hình thành mì ly từ mì ăn liền. 

Ando đã nghĩ ra ý tưởng này khi đến tham quan Trung Quốc và thấy người dân địa phương đang ăn mì bằng những chiếc ly giấy, cũng như bạn có thể thấy một doanh nhân Los Angeles đã phá cách bằng việc dùng dĩa để ăn mì thay vì dùng đũa. Đến năm 1971, dây chuyền sản xuất mì ly đã hoàn thiện và sẵn sàng tung ra thị trường thế giới.

Nguồn: Vice

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày