Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau

Thành Nhân, Theo Trí Thức Trẻ 00:03 04/04/2020

Tình hình dịch bệnh kéo dài như hiện tại đã gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho thị trường lưu trú tại Đà Lạt.

Nhắc tới Đà Lạt, người ta sẽ nghĩ ngay đến những homestay – nơi không chỉ cho khách ở mà còn là tìm về một cái gì đó rất riêng biệt của thành phố sương mù. Với số lượng các khách sạn, nhà nghỉ và homestay lên đến con số hàng trăm, quả không ngoa khi gọi nơi đây là thị trường lưu trú nhộn nhịp bậc nhất Việt Nam.

Mùa dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp như hiện tại thực sự đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến ngành du lịch nói chung và thị trường lưu trú tại Đà Lạt nói riêng. Trước đó vào giữa tháng 2, Sở Văn hoá – Thể thao & Du lịch tỉnh Lâm Đồng từng đưa ra số liệu hơn 10.000 phòng lưu trú tại các khách sạn 3 – 5 sao ở Đà Lạt bị khách huỷ bỏ. Lượng phòng bị hủy ở các khách sạn từ 1 - 2 sao, các homestay, khách sạn và nhà nghỉ bình dân khác cũng rất lớn.

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 1.

Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện tại khiến không ít chủ homestay tại Đà Lạt phải lao đao.

Hiện tại, gần như tất cả các cơ sở lưu trú (đặc biệt là homestay) đều thực hiện nghiêm việc đóng cửa để phòng dịch Covid-19. Một khi cánh cửa đó khép lại cũng là lúc nguồn thu nhập của nhiều chủ homestay đang bị đe doạ, và không biết sẽ còn tiếp diễn đến bao giờ.

Từ "cháy phòng" đến doanh thu tuột dốc không phanh

Trong khoảng thời gian mà dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện tại và chưa có dấu hiệu kết thúc, một hệ quả chung mà tất cả các homestay tại Đà Lạt đang phải gánh chịu chính là tình trạng ế ẩm khiến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Những khách đã đặt phòng trước đó giờ cũng "cắn răng" huỷ hàng loạt. Tình hình du lịch bị "đóng băng" không còn mang lại lượng khách ổn định như trước vì hầu như ai cũng sợ nguy cơ lây lan dịch bệnh. Các homestay thì đành "bấm bụng" đóng cửa vì có mở cũng chẳng để làm gì nữa.

Chị Nguyên Hân (chủ Légume Homestay) cho biết vì homestay kinh doanh theo mô hình gần gũi với thiên nhiên nên rất được các bạn trẻ quan tâm. Tình trạng "cháy phòng" diễn ra hầu như vào các ngày cuối tuần và dịp lễ Tết. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh như hiện tại đã khiến doanh thu sụt giảm từ giữa tháng 2, chỉ còn khoảng 15% so với những tháng trước. Cùng đồng cảnh ngộ, homestay Joyzhouse của anh Hứa Quang Vinh ngày thường luôn full đến 70% lượng phòng, nay cũng ngậm ngùi với con số doanh thu chưa tới 5% so với trước.

Cả chị Hân và anh Vinh đều chia sẻ doanh thu homestay của mình đã bị sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam.

Là một "tân binh" trên thị trường homestay Đà Lạt khi chỉ mới xuất hiện từ đầu tháng 6/2019, The May - Stay and More của chị Lê Bùi vẫn gây sốt khi chưa lúc nào thấy vắng bóng khách. Bỗng dưng, dịch Covid-19 bùng phát khiến mọi thứ trở nên tệ hơn. Dù vẫn có thể duy trì ổn định tình hình doanh thu cho tới gần giữa tháng 2, nhưng giai đoạn hiện tại hầu như con số đó đã giảm đi 100%. "Đỉnh điểm kinh khủng nhất là cho tới ngày 25/3/2020, tụi chị bắt đầu nhận được các lịch cấm nên đã không còn có thể mở cửa homestay được nữa. Phải ngưng hoạt động đến giữa tháng 4 thực sự là một điều khá khủng hoảng với một homestay vừa ra mắt không lâu." – chị Lê Bùi chia sẻ.

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 3.

Chị Lê Bùi, founder của dự án The May Stay & More.

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 4.

Chị Lê chia sẻ, lúc trước homestay của mình rất hiếm khi thấy vắng bóng khách, thế nhưng đến nay số lượng đã giảm hẳn 100%. Điều này khiến chị cảm thấy khá khủng hoảng đối với một địa điểm còn mới mẻ như The May.

Là cái tên đình đám bậc nhất tại Đà Lạt, dù may mắn hơn những trường hợp trên một chút nhưng Là Nhà cũng khó tránh khỏi "cú sốc doanh thu" từ dịch bệnh. Anh Đình Dzũ (chủ nhân của homestay này) chia sẻ khoảng thời gian đầu bùng phát, nhiều khách lưu trú vẫn tin tưởng chọn Là Nhà bởi không gian tách biệt, an toàn.

Khi tình hình dịch trở nên phức tạp hơn, homestay đưa ra quy định chỉ nhận 1/3 lượng khách so với trước. "Đến hiện tại dù đã đóng cửa theo quy định nhưng homestay của mình vẫn có nguồn thu nhập từ trước dành cho quỹ rủi ro và tái đầu tư. Thôi coi như nhân cơ hội này nghỉ ngơi và chăm chút để sẵn sàng trở lại vào một ngày không xa!" – anh Dzũ lạc quan chia sẻ.

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 5.

Anh Đình Dzũ - người sáng lập Là Nhà Homestay nổi tiếng tại Đà Lạt.

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 6.

Cho đến hiện tại, dù không còn mở cửa hoạt động, thế nhưng theo anh Dzũ chia sẻ bản thân vẫn có nguồn thu nhập từ trước dành cho quỹ rủi ro và tái đầu tư cho Là Nhà Homestay.

Đưa ra nhiều chính sách khác nhau cho nhân sự

Tình hình dịch bệnh không đơn thuần khiến các homestay đóng cửa và mất nguồn thu, mà thậm chí những nhân sự hoạt động tại đây cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đối với Maroccohome của chị Mai Tươi, vì không thuê thêm nhân viên bên ngoài nên tình hình này được giải quyết triệt để, cả Joyz House cũng vậy. Trong khi đó, Légume Là Nhà lại có chính sách hỗ trợ một phần tiền lương mỗi tháng cho các nhân viên.

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 7.

Là dự án tự mình chạy là chính, thế nên Maroccohome của chị Mai Tươi không thuê thêm nhân viên bên ngoài.

Riêng Đợi Một Người là địa điểm hút khách nên số lượng nhân sự có phần nhiều hơn. Anh Tấn Thuận (chủ nhân quán cafe & homestay đình đám này) cho biết đã buộc phải cho một vài nhân viên tạm nghỉ vì không có vốn duy trì (như bộ phận lễ tân, pha chế cafe, bếp, tạp vụ, quản lý). Trong khi đó, bạn làm vườn vẫn được giữ lại để chăm sóc các khu vực xung quanh cho tới khi hết dịch. Ngoài ra, một số bạn quyết định ở lại Đà Lạt vẫn được hỗ trợ chỗ ở, lương thực miễn phí trong suốt mùa dịch.

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 8.

Vì số lượng nhân viên đông nên Đợi Một Người buộc phải cắt giảm bớt và không hỗ trợ lương trong giai đoạn này. Tuy nhiên, những ai quyết định ở lại Đà Lạt vẫn sẽ được hỗ trợ điều kiện ăn, ở.

Quyết không để lãng phí khoảng thời gian khó khăn này

Đã phải đóng cửa và chấp nhận không còn nguồn thu nhập ổn định như trước kia, nhiều homestay đã biết cách tận dụng quỹ thời gian khó khăn hiện tại để tạo nên những điều tích cực. Đa số tất cả các chủ homestay đều tiết lộ sẽ cố gắng chăm chút và duy trì bộ mặt "đứa con tinh thần" của mình không chỉ trên mặt trận online mà còn ngoài đời thật. Bằng việc chăm sóc vườn tược, tận dụng khí hậu mát mẻ ở Đà Lạt để trồng rau hoa, cây trái vừa giúp tạo không gian xanh lại còn góp thêm thu nhập trong những ngày khó khăn. Riêng chị Lê Bùi còn chuyển hẳn sang dịch vụ ship đồ ăn, cafe online để duy trì nguồn thu.

Chị Hân quyết định tận dụng khoảng thời gian không đón khách để chăm sóc vườn tược cho homestay Légume của mình.

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 10.

Riêng chị Lê thì chuyển hướng hẳn sang mô hình ship đồ ăn và cafe online dựa vào những dự án mình đang có hiện tại.

Đặc biệt, "cắt giảm chi phí tối đa" luôn là câu cửa miệng của tất cả các chủ homestay khi được hỏi về những biện pháp để duy trì địa điểm kinh doanh. Anh Tấn Thuận (chủ homestay Đợi Một Người) bộc bạch: "Áp lực lớn nhất đối với những người làm dịch vụ lưu trú homestay tại Đà Lạt đó chính là chi phí thuê mặt bằng ngày càng tăng cao, đặc biệt là thời điểm sau Tết. Vì thế việc thương lượng với chủ mặt bằng để được hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, nhờ đó mà homestay có cơ hội nhìn lại xem những chi phí nào chưa thực sự đáng có, khâu nào chưa cần thiết. Đây cũng là một thước đo mức độ hiệu quả cho mô hình kinh doanh của mình trước đây."

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 11.

Đối với anh Tấn Thuận cũng như tất cả những chủ homestay khác, việc cắt giảm tối đa mọi chi phí trong giai đoạn khó khăn này là hết sức quan trọng.

Thay vì mãi lo lắng, điều tốt đẹp nhất có thể làm bây giờ chính là sự đồng lòng và quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh!

Chia sẻ điều lo lắng nhất ở thời điểm hiện tại, chị Mai Tươi (chủ nhân Marccohome) bày tỏ: "Việc kinh doanh bị ngưng trệ như thế này mà còn tiếp diễn thì lo lắng lớn nhất của mình là sẽ không còn đủ tiền để lo chi phí thuê nhà và không biết tình hình hoạt động của homestay sẽ đi về đâu. Mong muốn lớn nhất của mình bây giờ là cô chủ nhà có thể hỗ trợ được phần nào chi phí thuê cho tụi mình trong những ngày dịch như thế này thì thật ấm lòng quá…"

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 12.

Chị Mai Tươi bộc bạch nỗi lo về chi phí thuê mặt bằng cho homestay của mình trong giai đoạn khó khăn hiện tại.

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 13.

Để Maroccohome được "sống", mong muốn lớn nhất của chị bây giờ chính là được sự hỗ trợ một phần từ cô chủ nhà.

Đối với anh Thuận và chị Hân, nỗi lo còn nằm ở việc các khoản tiết kiệm từ bấy lâu nay có nguy cơ cạn kiệt nếu tình trạng dịch bệnh còn kéo dài hơn dự tính. Anh Thuận chia sẻ một điều, cũng là nói lên tiếng lòng lạc quan của tất các những người kinh doanh homestay còn lại: "Chúng tôi luôn có hàng tá lý do để lo lắng ở giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên điều tốt đẹp duy nhất có thể nghĩ đến bây giờ chính là sự đồng lòng và tinh thần chống dịch quyết liệt đến cùng của tất cả mọi người, mà tiên phong chính là những người làm dịch vụ lưu trú như chúng tôi. Sức khoẻ là quan trọng nhất, khi còn sức khoẻ thì ta vẫn còn làm việc và cống hiến được mà!"

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 14.

Anh Tấn Thuận - đồng sáng lập Đợi Một Người Cafe & Homestay nhấn mạnh điều tốt đẹp duy nhất mà tất cả những người làm dịch vụ lưu trú nên hướng tới hiện tại chính là sự đồng lòng và tinh thần chống dịch quyết liệt đến cùng. Đó cũng chính là suy nghĩ chung của nhiều chủ homestay còn lại.

Thị trường lưu trú Đà Lạt “kêu cứu” mùa Covid-19: Chủ homestay lao đao vì doanh thu giảm, nhiều nơi cạn kiệt kinh tế chỉ mong dịch bệnh qua mau - Ảnh 15.